221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1231338
NS Bùi Công Duy: Có nhiều thứ giá trị hơn vật chất!
0
Article
null
Hòa nhạc VietNamNet 2009:
NS Bùi Công Duy: Có nhiều thứ giá trị hơn vật chất!
,

 - "Tôi đã nhận được nhiều lời đề nghị biểu diễn với hứa hẹn trả rất nhiều tiền nhưng tôi từ chối vì nơi biểu diễn không phù hợp với nhạc cổ điển. Dù sao tôi vẫn muốn, đã là nhạc cổ điển thì nó phải là chuẩn mực. Có nhiều thứ giá trị hơn vật chất!", nghệ sĩ violin Bùi Công Duy nói.

Đã là nhạc cổ điển, phải có chuẩn mực

Mô tả ảnh.

Bùi Công Duy được đánh giá là một trong những nghệ sĩ violin xuất sắc nhất châu Á. Ảnh: Hạnh Phương

- Điều gì đã thuyết phục anh nhận lời tham gia biểu diễn hoà nhạc VietNamNet Điều còn mãi?

- Nhạc sĩ Dương Thụ có gọi cho tôi và nói về một chương trình sẽ chơi toàn những tác phẩm Việt Nam. Thực ra đây là lần đầu tiên tôi tham gia một chương trình có chủ đề hoàn toàn Việt Nam. Và cũng còn một lý do nữa là tôi được yêu cầu chơi một bài tôi chưa bao giờ chơi. Điều này thật sự hấp dẫn tôi.

- Có nghĩa là ý tưởng thực hiện một buổi hoà nhạc chỉ chơi toàn những tác phẩm của Việt Nam là điều anh hứng thú nhất?

Tôi thấy rất vui khi nhận lời tham gia một chương trình mà những người tham gia tổ chức đều rất chuyên nghiệp, hiểu biết rộng. Bản thân tôi thấy đây cũng sẽ là một chương trình hay nên hào hứng tham dự.

Đối với một chương trình hoà nhạc quy mô vào ngày trọng đại 2/9, lại chỉ toàn biểu diễn các tác phẩm của Việt Nam thì tôi nghĩ mình có thể chơi để đóng góp vào tổng thể chương trình có ý nghĩa như vậy. 

- Yếu tố nào được anh đặt lên hàng đầu khi cân nhắc nhận lời mời tham gia biểu diễn?

- Khi nhận lời tham gia một chương trình tôi thường dựa trên các yếu tố: Ai là đạo diễn? Người tổ chức là ai? Thể loại gì? Những bản nhạc tôi trình diễn có phù hợp với chương trình đó hay không? Nếu chương trình tạp nham quá thì tôi sẽ không tham gia.

Thường thì tôi chỉ nhận lời biểu diễn trong những chương trình mang ý nghĩa nghệ thuật cao và những người tham gia cùng với mình cũng phải có trình độ. Thực ra yếu tố cát-sê cũng khá quan trọng nhưng có những chương trình tính nghệ thuật được đặt cao hơn cát-sê hoặc ngược lại, điều này cũng khá là linh hoạt. Còn riêng với hoà nhạc VietNamNet Điều còn mãi, ý nghĩa của nó lớn hơn vấn đề cát-sê.

- Vậy điều gì mang ý nghĩa quyết định: Tính nghệ thuật hay danh tiếng của chương trình?

- Yếu tố nghệ thuật, danh tiếng của chương trình và chương trình ấy sẽ được tổ chức như thế nào. Tôi đã nhận được nhiều lời đề nghị biểu diễn với hứa hẹn trả rất nhiều tiền nhưng tôi từ chối vì nơi biểu diễn không phù hợp với nhạc cổ điển. Dù sao tôi vẫn muốn, đã là nhạc cổ điển thì nó phải là chuẩn mực. Có nhiều thứ giá trị hơn vật chất!

- Thị trường nhạc cổ điển Việt Nam quá nhỏ bé, các chương trình hoà nhạc lại không nhiều, anh lại là người quá đặt nặng yếu tố nghệ thuật, hỏi thật anh có sống tốt nếu chỉ bằng cây đàn violin ở Việt Nam?

- Bạn cũng biết là ở Việt Nam, nếu chỉ sống bằng nghệ thuật thì rất khó, thường thì người ta phải sống bằng nhiều nghề khác nữa để hỗ trợ cho nhau. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả ở nước phát triển, những người làm trong ngành nghệ thuật so với những ngành khác đều khó sống hơn.

Tôi cũng như nhiều người Việt Nam khác làm nghệ thuật, phải sống bằng nhiều nghề dù nghề chính vẫn là biểu diễn. Tôi nghĩ, giá trị của mình đã được khẳng định thì cần phải được nuôi dưỡng. Do vậy tôi phải cân đối, lựa chọn những chương trình phù hợp nhất với mình, cho dù thù lao có thể thấp hơn những chương trình khác.

Biểu diễn ở đâu cũng phải chuyên nghiệp

Hoà nhạc VietNamNet là chương trình đầu tiên có chủ đề hoàn toàn Việt Nam Bùi Công Duy tham gia. Ảnh: Hạnh Phương

Hoà nhạc VietNamNet Điều còn mãi là chương trình đầu tiên có chủ đề hoàn toàn Việt Nam mà Bùi Công Duy tham gia. Ảnh: Hạnh Phương

- Theo anh thì vì sao nhạc cổ điển vẫn còn là món ăn tinh thần xa lạ với đa phần công chúng Việt Nam?

- Những khán giả hiểu biết thực sự về nhạc cổ điển ở Việt Nam không phải là không có. Lý do nhạc cổ điển vẫn chưa phổ biến rộng rãi còn là vì truyền thông hỗ trợ cho nó chưa tốt. Có nhiều người rất thích nhạc cổ điển nhưng họ không biết cách nào để đến với các chương trình hoà nhạc.

Tôi muốn nói đến cách thức quảng cáo và hỗ trợ cho các chương trình hoà nhạc ở ta còn chưa mạnh. Ở nước ngoài luôn có những Mạnh thường quân đứng sau hỗ trợ cho nhạc cổ điển để nó phát triển tốt hơn nhưng ở Việt Nam, những Mạnh thường quân quan tâm đến ngành nghệ thuật này còn quá hiếm..

Nhân tài âm nhạc Việt Nam không ít, những chương trình hoà nhạc chất lượng cao cũng không ít, khán giả không phải không có, chỉ có điều chúng ta chưa tổ chức tốt và việc quảng cáo cho các chương trình nhạc cổ điển còn yếu. Tôi đảm bảo, nếu được quảng bá tốt, các chương trình hoà nhạc sẽ rất đông khán giả bởi tôi biết có những chương trình khán giả vẫn đến chật ních Nhà hát Lớn, thậm chí có người còn bỏ ra tới 3 triệu đồng để mua một chiếc vé vào nghe một chương trình hoà nhạc có chất lượng cao.

- Anh đã từng biểu diễn cùng nhiều dàn nhạc danh tiếng thế giới, tại nhiều khán phòng nổi tiếng ở châu Âu cho khán giả nước ngoài, cảm giác có gì khác so với khi anh biểu diễn tại Việt Nam?

- Mỗi lần biểu diễn ở một nơi nào đó xa lạ thì không thể tránh khỏi cảm giác hồi hộp, nó khác với cảm giác khi mình biểu diễn cho khán giả Việt Nam, ở những nơi đã quá quen thuộc. Mỗi một nơi có sự khác biệt riêng, đặc thù riêng. Ở Việt Nam, đa phần công chúng thường thích những thể loại nhạc dễ nghe nên khó đạt được sự thành công nếu chơi thể loại nhạc nào đó quá chuyên sâu. Còn khán giả phương Tây thì thích nghe những gì thuộc về chiều sâu mà mang tính nghệ thuật cực kỳ cao.

Theo tôi những nơi có đối tượng khán giả của nhạc cổ điển tốt nhất là Nhật Bản và Đức, những nước có lượng lớn khán giả rất am hiểu về nhạc cổ điển nên biểu diễn ở đó luôn có cảm giác hồi hộp hơn. Nhưng đã là nghệ sĩ thì luôn nhạy cảm với công chúng và dù biểu diễn ở đâu thì cũng phải đạt được mức tối thiểu là độ chuyên nghiệp và đẳng cấp.

- Anh thích biểu diễn ở đâu nhất?

- Ở bất cứ đâu mà khán giả tôn trọng mình. Dù biểu diễn ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi nào trên thế giới, chỉ cần khán giả lắng nghe mình chơi nhạc chăm chú là đủ làm tôi hạnh phúc rồi. Còn nếu khi mình đang chơi nhạc trên sân khấu còn khán giả ở dưới không tập trung hay làm việc riêng thì chắc chắn hiệu quả không thể cao được.

- Được biết sau buổi hoà nhạc VietNamNet 2009 Điều còn mãi anh sẽ sang thành phố Bonn, Đức biểu diễn trong liên hoan âm nhạc Beethoven. Đây là lần thứ mấy anh tham gia sự kiện âm nhạc cổ điển thường niên danh tiếng này?

- Tôi đã tới Đức biểu diễn nhiều nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham gia liên hoan âm nhạc Beethoven. 1 tháng nữa chúng tôi lên đường.

  • Bích Hạnh (thực hiện)

    Mô tả ảnh.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,