221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1241700
NSND Đặng Hùng: Đừng ham danh hiệu NSND, NSƯT...
0
Article
null
NSND Đặng Hùng: Đừng ham danh hiệu NSND, NSƯT...
,

 - Từ ngày 22-23/10/2009, Liên hoan Múa TP.HCM lần 2 sẽ diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh Niên. Trước thềm liên hoan vẫn còn nhiều trăn trở với ngành Múa của người đứng đầu Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM.

 

tc
Mỹ Lệ in Symphony đã nâng việc múa minh hoạ trở thành những điểm nhấn nghệ thuật xuyên suốt của chương trình.

 

Chủ đề của Liên hoan (LH) Múa TP.HCM lần thứ 2 là phản ánh hiện thực xã hội, quê hương, đất nước, con người. LH là một dịp để tổng kiểm tra toàn bộ năng lực và lực lượng ngành Múa tại thành phố lớn nhất nước. Có 25 đơn vị tham gia như Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch, Nhà hát Bông Sen, Trường múa TP.HCM đoàn nghệ thuật QK7, vũ đoàn Rạng Đông, Rex, Sao Mai, Hoa mặt trời, Phương Việt, Á Đông, Mai Trắng, Kim Quy, Chị em, Bình minh, Arabesque, Ngôi sao nhỏ, Vương Chămpa, Bạch Dương, ABC, Duo, Hương quê, Destiny...

Trước thềm LH, NSND Đặng Hùng - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa TP.HCM - vẫn còn nhiều trăn trở băn khoăn.

- Tham gia LH Múa lần 2 có 25 đoàn nhưng thực tế con số các đoàn cao hơn nhiều. Hội nghệ sĩ Múa TP.HCM có chú trọng việc kết nạp hội viên?

- Vào hội nghề nghiệp là tự nguyện và có lợi là được người quan tâm, ủng hộ cho nghề nghiệp. Một năm chúng tôi kết nạp 2 lần. Lần nào cũng cố gắng kết nạp chất lượng lần sau cao hơn lần trước. Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch rất đông hội viên, thành lập cả chi hội. Hội viên của Hội phải là người hoạt động múa, cũng chẳng cần ngôi sao gì cả. Chúng tôi xét những hội viên có tác động xã hội chứ về hưu rồi, không hoạt động, kết nạp làm gì? Gần đây Hội được anh em đến rất đông, ngược lại với tình hình mấy năm trước chẳng mấy ai quan tâm đến Hội.

-

tc

NSND Đặng Hùng - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM (Ảnh: T.C)

25 đơn vị tham dự LH toàn những đoàn chuyên nghiệp, nhưng có 2 đơn vị hình như "không chuyên nghiệp lắm" của trường đại học. Vậy họ có đọ sức nổi với các đơn vị chuyên nghiệp? 

- Trước khi tổ chức LH chúng tôi đi một loạt vũ đoàn để xem tác phẩm. Nếu yếu quá sẽ bỏ, còn nếu sửa chữa được sẽ cử chuyên gia xuống giúp về mặt phong trào cũng là cơ hội để khuyến khích nhưng rõ ràng nhóm múa Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia và nhóm múa CKT - Đại học Nhân văn là lực lượng yếu nhất. Tuy nhiên, đặc điểm của các đoàn múa ở thành phố là có trình độ cao. Nên ranh giới giữa không chuyên - chuyên nghiệp, dân lập - công lập đôi khi bị xóa mờ.

Ví dụ như vũ đoàn Mai Trắng tất cả diễn viên đều là ở đoàn Bông Sen qua. Phần lớn những vũ đoàn đó là nơi nuôi sống các diễn viên chứ các đoàn của Nhà nước chỉ là biên chế thôi. Hay vũ đoàn Phương Đông toàn diễn viên học sinh trường múa và có đến 5 người đang học đại học biên đạo. Về trình độ của các vũ đoàn chúng tôi rất yên tâm. Vấn đề là tác phẩm thôi, tác phẩm không tốt thì không bộc lộ được năng lực.

- Nhìn bề nổi khán giả thưởng thức nhiều nhất là múa minh hoạ. Vậy múa minh hoạ có thể xem là nghệ thuật của ngành múa không?

- Múa minh họa không bao gồm được gọi nghệ thuật múa, nó không nằm trong dòng lưu chính. Trong trường cũng chẳng ai dạy minh họa. Cái này là anh em làm theo thị trường, do người đạo diễn của đêm diễn yêu cầu gì thì làm cái đó. Tôi đã phê bình các em tại sao biết làm hay mà không làm. Các em cũng nói là do yêu cầu. Ví dụ 5 tiết mục mà cả 5 đều múa minh họa hết thì theo chúng tôi là không hay vì không có điểm nhấn, không có cao trào. Các em trả lời rất đơn giản: Một bài múa minh hoạ 100 ngàn, múa 5 bài được 500 ngàn tại sao lại không làm?! Nhưng nếu làm kỹ dĩ nhiên phải làm lâu, chi phí đầu tư tốn kém làm gì khi chỉ cần diễn vài phút rồi đi chỗ khác. Không phải các bạn không biết làm hay hơn. Ví dụ như Hiền của vũ đoàn ABC, Đắc Lộc ở Trung tâm văn hoá quận 5, Phương Lịch của ABC đều tốt nghiệp đại học biên đạo, nhưng họ không làm hay vì cơ chế thị trường chỉ yêu cầu họ như thế!

- Việc múa minh hoạ có ảnh hưởng đến múa nghệ thuật và làm diễn viên bị mai một nghề không?

- Chắc chắn có ảnh hưởng! Chuyên nghiệp đi làm cho không chuyên thì ảnh hưởng của không chuyên sẽ đi vào chuyên nghiệp. Khi về chuyên nghiệp sẽ hững hờ, không bám được nội dung, thể hiện không sâu. Việc này tác động rất mạnh đến nghề diễn. Vì diễn ở ngoài chỉ chạy qua chạy lại chứ có làm gì vất vả đâu!

- Vậy diễn viên múa quanh đi quẩn lại vẫn không thoát được cái vòng luẩn quẩn: Làm nghề thực sự thì không thể sống, còn làm nghề theo thị trường yêu cầu thì mất nghề?

- Đúng là bế tắc ở chỗ này. Hội nghị nào chúng tôi và anh em cũng đòi hỏi diễn viên có một chế độ cho cuộc sống. Như bản thân tôi hiện nay về hưu và sống bằng nghề sáng tác gần 15 năm nay. Trước đây đi làm thì làm cho một đoàn, còn bây giờ thì có thể làm cho 7-8 đoàn. Nhưng nếu các em vào nghề biên đạo không giỏi thì không được mời. Đừng ham những danh hiệu NSND, NSƯT. Nếu cứ vin vào danh hiệu mà không có tài năng thì chẳng giúp được gì.

 

tc tc
Múa minh hoạ, một phần không thể thiếu của các tiết mục ca nhạc. (Ảnh: T.C., chỉ mang tính minh hoạ)

 

- Hội nghệ sĩ múa và các đoàn đã cố gắng đưa các em đi nước ngoài học tập. Kết quả của việc đào tạo này như thế nào? Những diễn viên như Linh Nga, Thùy Chi trở về sau 7 năm học múa ở Trung Quốc đã có những đóng góp gì cho sự phát triển của ngành múa thành phố chưa?

- Đóng góp của Linh Nga, Thùy Chi chưa lớn. Đi học của Trung Quốc nhưng làm sao để Việt Nam hóa toàn bộ kiến thức là một quá trình. Một bên thì cứng và góc cạnh, một bên thì mềm mại, phải có thời gian để thấm nhuần và tiếp nhận lại những chủ đề của Việt Nam. Những người đi học nước ngoài về luôn phải có thời gian để thấm cái hiện thực trong nước, chưa thấm thì bộc lộ sống sượng ngay. Hai em đi học về dù chưa có đóng góp gì lớn nhưng đã có những đóng góp về giảng dạy, phổ biến kinh nghiệm. 

  • Thanh Chung

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,