221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1255912
Liệu có thể “cấm tiệt” hát nhép?
1
Article
null
Liệu có thể “cấm tiệt” hát nhép?
,

- Bắt đầu từ ngày 1/1/2010, Nghị định 103 về cấm hát nhép đã có hiệu lực. Liệu lần này có thể “cấm tiệt” được hát nhép? VietNamNet đã trao đổi với ca sĩ Tùng Dương và nhóm nhạc Năm dòng kẻ.

Ai sẽ đi “theo dõi” hát nhép?

Phóng viên: - Từng có Quyết định 47 của Bộ VH-TT (2004) nghiêm cấm ca sĩ hát nhép, rồi Nghị định số 11 (2006) cũng đề cập vấn đề này, và nay là NĐ 103. Lần này liệu có cấm được hát nhép không hay vấn đề chỉ dấy lên theo thời sự rồi lại chìm... mất tăm?

Mô tả ảnh.
Ca sĩ Tùng Dương.

Ca sĩ Tùng Dương: - Nếu cương quyết thì có thể giảm được rất nhiều. Tùng Dương rất mong Nghị định 103 được thực hiện thật nghiêm túc.

Các quy định trước đây ban hành làm vấn đề dấy lên rồi lại chìm đi vì cũng rất khó để phát hiện việc hát nhép. Phải là những cái tai chuyên nghiệp chứ công chúng thì không thể phát hiện được đâu. Nhưng đây là vấn đề đạo đức của người làm nghề nên vẫn phải đặt ra và tốt nhất là cứ cấm thì sẽ giảm được.

Năm dòng kẻ: - Thực ra rất khó cấm vì hằng ngày có biết bao nhiêu địa điểm biểu diễn ca nhạc trên cả nước, vậy ai sẽ là người theo sát từng nơi một? Chỉ có thể phát hiện và lập biên bản ngay trong chương trình chứ hát xong rồi thì bằng cớ đâu mà bảo người ta hát nhép? Như vậy, liệu có khả năng phát hiện ra hát nhép được không khi các “kỹ thuật” này giờ đây đã trở nên vô cùng tinh vi, lại quan trọng là tính thời điểm? Nếu người ta không nhép mà lại bảo là nhép thì ai chịu trách nhiệm về điều đó?

Có nên tha thứ cho hát nhép?

- Theo anh (chị), việc hát nhép đáng bị lên án tuyệt đối hay nên chấp nhận nó trong những chừng mực có thể? Và có thể đến mức nào thì đủ?

Tùng Dương: - Tôi nghĩ là chỉ nên chấp nhận việc hát nhép khi quay video clip hoặc âm thanh không đảm bảo. Hoặc trong một số ít các trường hợp đặc biệt như ca sĩ bị ốm quá nhưng nhận show trước mấy tháng hoặc hàng năm rồi mà không thể hủy được vì sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng, thì đành phải chấp nhận. Còn lại, nếu đã bán vé thu tiền thì không thể lừa dối khán thính giả được. Nhất là có thể xảy ra những sự cố bất ngờ như đang trình diễn mà đĩa bị nhảy thì khán thính giả sẽ phát hiện ra. Như thế rất nguy hiểm.

Tất nhiên cũng nên nhìn nhận rằng nước ta điều kiện âm thanh kém, chưa có người chỉnh âm thanh chuyên nghiệp, các kỹ sư âm thanh trình độ hạn chế nên khiến ca sĩ lo sợ.

Được tham dự nhiều show nước ngoài, đặc biệt là ở các nước châu Âu và Mỹ, tôi thấy điều kiện âm thanh của họ rất "kinh khủng", đồng bộ. Hoàn toàn không có hát nhép. Chỉ có hát lypsing trên những đĩa được thu sẵn phần nhạc. Đó là những tác phẩm đồ sộ, đòi hỏi có quá nhiều cây đàn cùng tham gia mà họ không thể đưa toàn bộ lên sân khấu được.

Mô tả ảnh.
Nhóm Năm dòng kẻ.

Năm dòng kẻ: - Những bài sử dụng nhiều vũ đạo trong các live show cũng phải tính vào nhóm có thể cho phép “du di”, hoặc khi chính nhà tổ chức không đảm bảo được chất lượng âm thanh. Chủ yếu là các nhà tổ chức yêu cầu ca sĩ hát nhép để an toàn cho chương trình chứ không phải các ca sĩ muốn thế.

Có lần chúng tôi đi biểu diễn, khi lên sân khấu rồi mới phát hiện ra những sự cố “chết người” như mic của ca sĩ hát chính nhỏ tí còn các giọng phụ thì lại to tướng; hoặc mic bỗng dưng chết ngoẻo. Biểu diễn live phấp phỏng lắm, toàn trong tâm trạng một ăn một tịt, vô cùng đau khổ.

Để setup cho một chương trình hát nhạc sống, cần phải có phương tiện đồng bộ nhưng điều kiện âm thanh ở Việt Nam quá đơn sơ, chắp vá. Rất nhiều ca sĩ đã tâm niệm là phải hát thật nhưng khi biểu diễn lại không được như mong muốn. Thực sự là thời gian dành cho những buổi tập luyện và ghép nhạc rất ít, chỉ đủ để “chạy” chương trình thôi. Làm gì có không gian để “sống” và sáng tạo cùng nhau trong đó?

Các ca sĩ có cắn rứt lương tâm?

- Theo anh (chị) lương tâm ca sĩ được đặt ra trong hoàn cảnh này như thế nào?

Năm dòng kẻ: - Biết là nhép nhiều sẽ hỏng giọng nhưng mọi khâu cần phải đồng bộ thì mới có thể thực sự phòng tránh chuyện nhép được. Nếu đã đầu tư hoàn thiện rồi mà ca sĩ vẫn đòi hát nhép thì mới là việc cần lên án chứ.

Luật ban hành thì chúng tôi buộc phải theo thôi. Nhưng như thế cũng rất buồn bởi vì vẫn sẽ có những người cố tình phạm luật. Âm thanh trong phòng thu vừa dầy dặn, vừa sạch sẽ, nhiều ca sĩ hát không tới cũng được sửa sang, kích tông, nghe hay hẳn lên. Chúng tôi cũng rất ủng hộ hát thật và rất mong chuyên môn của chính mình cũng như của đồng nghiệp ngày càng nâng cao nhưng hát thật trong điều kiện âm thanh của Việt Nam hiện nay tức là khả năng sẽ có những chương trình vô cùng khập khiễng, và khán giả sẽ ngơ ngác chả hiểu gì.

Mô tả ảnh.
Ca sĩ Tùng Dương
Tùng Dương: - Bất cứ ngành nghề nào cũng có thể lừa dối. Nhưng lần 1 lần 2 thì được chứ đến lần thứ 3 thì sẽ bị phát hiện ra. Hát live trên sân khấu khiến giọng hát và danh tiếng của bạn luôn vận động và sẽ quyết định việc sự nghiệp của bạn có lâu bền hay không. Cứ hát lyp, hát nhép mãi thì giọng hát của bạn đã đóng khung trong những sự định vị cứng nhắc.

Nếu xem các ca sĩ nổi tiếng trên thế giới, ai cũng thấy là kể cả khi hát nguyên một live show họ cũng chỉ hát lyp vài bài để đảm bảo sức khỏe. Thậm chí, như Withney Houston chẳng hạn, khi hát live cô ấy sẽ xử lý khác với hát đĩa, để khán thính giả có thể đo được sự sáng tạo của người nghệ sĩ ở những môi trường khác nhau.

Hãy ngăn chặn và hạn chế hát nhép bởi nó chứng tỏ sức sống, sức sáng tạo – căn nguyên để tồn tại trong nghệ thuật và cống hiến tài năng cho âm nhạc. Hát live cảm xúc nhiều và thăng hoa nhất. Ca sĩ giải trí nhảy nhót nhiều thì còn có thể tha thứ được chứ nếu một nghệ sĩ chân chính đã kéo khán giả đến thưởng thức giọng hát thực thụ mà còn hát nhép thì thà… chết đi còn hơn.

Vận động âm nhạc có theo kịp với thế giới hay không chính là phụ thuộc vào sự khẳng định của các ca sĩ. Đây là chuyện năng lực, trình độ, đẳng cấp của ca nhạc Việt. Các nghệ sĩ lớn trên thế giới thì chắc chắn không bao giờ hát nhép. Ngay cả hát lyp cũng chỉ là sự hào nhoáng bề ngoài và sạch sẽ mà thôi. Còn để chạm tới cảm xúc của khán thính giả thì chắc chắn cần hát thật. Bạn chỉ có thể nổi da gà khi nghe ca sĩ hát live với sự cống hiến tuyệt đối.

Phạt tiền không đáng sợ bằng bị “bêu xấu”

- Theo điều 33, khoản 2, điểm c NĐ 56 (2006), về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin, sẽ phạt tiền từ 2-5 triệu với những trường hợp dùng băng đĩa hoặc các phương tiện âm thanh khác đã thu sẵn để thể hiện thay cho giọng của người biểu diễn. Điều luật này có đáng sợ lắm không? Hay là so với số tiền cát-sê cao ngất của ca sĩ thì chuyện bị phạt chẳng đáng là bao?

Mô tả ảnh.
Nhóm Năm dòng kẻ

Năm dòng kẻ: - Vấn đề là những ai mắc phải thì rất xấu hổ nếu bị dư luận lên án chứ số tiền thì đúng là chẳng đáng là bao thật. Dù sao thì cũng cứ kết hợp cả hai biện pháp, vừa lương tâm nhắc nhở, vừa bị phạt tiền. Nếu vi phạm quá nhiều thì có thể đình chỉ biểu diễn. Như chúng tôi, nếu có vi phạm 1-2 lần mà bị nhắc nhở thì đã thấy rất xấu hổ rồi. Bởi vì, như trên đã nói, thực ra người thiệt nhất chính là ca sĩ và khán giả.

Tùng Dương: - Phải nói thật là mồ hôi nước mắt của nghệ sĩ chính là catse, cứ đánh vào kinh tế chắc chắn là hiệu quả. Còn phạt bao nhiêu triệu thì do quy định.

Cần thực sự công bằng

- Nghị định 103 chỉ chú trọng phạt tiền các chương trình có ca sĩ hát đơn, các live show. Các trường hợp khác (ví dụ như chương trình truyền hình trực tiếp, cần đảm bảo yếu tố an toàn) thì có thể cho phép “du di”. Theo anh (chị), như thế đã công bằng chưa?

Năm dòng kẻ: - Truyền hình cũng là một nhà tổ chức, thậm chí còn được đầu tư chứ các nhà tổ chức khác thì tự thân vận động. Tại sao lại ưu tiên cho đối tượng này mà khắt khe với đối tượng kia? Vấn đề là cần các nhà tổ chức chương trình phải vào cuộc, đầu tư cẩn thận, thực hiện nghiêm túc các quy định, tạo điều kiện tối đa cho ca sĩ, chịu trách nhiệm về chương trình của mình. Đằng này, phương tiện âm thanh thì không đáp ứng được, nhà tổ chức thì yêu cầu nhép, nếu cơ quan quản lý “soi” ra thì ca sĩ lại bị phạt tiền.

Tùng Dương: - Việc quy định cấm hát nhép đương nhiên là nên chấp hành và ủng hộ. Các nhà tổ chức và bầu sô hãy cố gắng tạo điều kiện âm thanh tốt nhất để ca sĩ được hát live. Căn cứ vào thực trạng âm thanh quá kém dẫn đến thực trạng là hát sống dở hơn hát nhép, mất an toàn cho những chương trình cần đảm bảo tuyệt đối. Quy định có những điều khoản “du di”, như thế đúng là không thỏa đáng và vẫn tạo kẽ hở dung túng cho một số người dựa vào đó để làm trái quy định. Theo tôi thì nếu cấm được thì tốt nhất là cấm hết toàn bộ thì mới tạo ra sự công bằng. Muốn triệt để được thì phải thật gắt gao, đến nơi đến chốn.

  • Hòa Bình (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao

Siêu mẫu Heidi Klum làm Người Sắt, Meredith Vieira mặc giống Lady Gaga còn vợ chồng nhà Mariah Carey thì thành lính cứu hoả...

Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

,
,
,