221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1264783
Loa thùng đang giết chết Hội Lim
1
Article
null
Loa thùng đang giết chết Hội Lim
,

– “Canh hát” lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ được khai mạc chính thức vào ngày 13 tháng Giêng. Thế nhưng, ít ai biết, nó còn được lưu giữ bởi những… nông dân của các làng quan họ cổ.

>> Khi sinh viên trẻ tham gia ’bảo tồn’ quan họ

>> Người quan họ muốn thưa đôi lời...

>> Quan họ sẽ sống khỏe trong nhà hát kiểu bảo tồn

Lần theo canh hát

Hội Lim – canh hát lớn nhất của di sản văn hóa phi vật thể Thế giới sẽ được khai hội trước tiết Rằm Tháng Giêng hai ngày. Thế nhưng, “canh hát” ấy, chắc chắn chỉ làm xao xuyến những khách thập phương đầu Giêng thảnh thơi trẩy hội. Còn với những liền anh, liền chị đất Quan họ cổ, hồn cốt của quan họ, không thể không mở canh hát tại nhà.

Mô tả ảnh.

Đám hát quan họ Lộ Bao ngoài ao đình... - Ảnh: K.T

Đường về hội Lim trong mấy ngày hôm nay tấp nập du khách thập phương dập dìu. Cờ phướn bay rợp trời. Những đám hát quan họ mở sớm, trong mỗi làng quan họ, và dọc hai bên đường, với những “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Ngồi tựa song đào”, “Mời trầu”, “Giã bạn”… du dương khắp đường thôn, ngõ xóm.

Những tình tứ, e ấp của chị hai, những lịch thiệp, trang nhã mà đằm thắm của anh hai ngày nay, khó mà tìm được, khi kinh tế thị trường đã làm đổi thay bộ mặt những làng quan họ cổ từ những con đường. Những hồ nước – không gian không thể thiếu để liền chị dập dìu áo mớ ba, mớ bẩy e ấp bên áo the, khăn xếp của liền anh, cũng đã được kè cứng bê tông hóa. Con thuyền chở tình của người quan họ, cũng vì lẽ ấy mà trở nên vô duyên, chỉ đẩy ra, đưa vào bên sát mép hồ nước mỗi ngày một bị lấn chiếm thêm…

Mô tả ảnh.

Đám hát của "quan họ già". - Ảnh: K.T

Đám hát thôn Lộ Bao mở giữa đình làng, ngay sát đường quốc lộ. Những đám khách đến xem hát, nhấp nhổm trên yên xe máy dựng chân chống giữa, thỉnh thoảng lại phải bỏ đám hát để dẹp xe, nhường đường cho mấy chiếc xe hơi bấm còi inh ỏi dẹp đường.

Đình làng Lộ Bao thờ tứ vị - di tích lịch sử Văn hóa đã được xếp hạng nằm ngay bên hồ làng. Lộ Bao năm nay có hai đám hát, một ở giữa sân đình, một ở thuyền đi trên hồ hát đối đáp của liền chị - liền anh và chỉ cách nhau bởi con đường xóm. Đám hát giữa sân đình là đám hát giao lưu của các “chị hai” tóc đã điểm bạc, với những bài quan họ cổ. Đám hát trên thuyền, hình như dành cho giới trẻ. Thành thử, du khách cũng đã phân hóa, khi trong sân đình vắng hoe, rặt các “khách già” ngồi nghe liền chị nẩy giọng nênh, rền. Trong khi đó, đám hát trên thuyền ngoài hồ, thu hút giới trẻ.

Mô tả ảnh.

Hội Lim chưa vào lễ, thế nhưng người dự "hội" đã nô nức trên đồi Lim... - Ảnh: K.T

Cả hai đám hát, đám nào cũng có loa thùng, tăng âm hết công suất. Thành thử, người nghe chỉ biết xem hát, nhìn các anh hai, chị hai hát đối đáp, mà nhủ lòng, “giá như cái loa thùng đừng tăng âm hết cỡ!”.

Người sành quan họ, và không dễ dãi, thì cố gắng hỏi thăm đường để tìm vào nhà anh hai, chị hai nào trong làng mở canh để chầu chực đợi giờ nghe hát. Như là một thói quen của những người “thủ cựu”, nhiều gia đình quan họ của các làng quan họ cổ đều cố gắng giữ nền nếp mở canh, mời bạn vào hát đối đáp từ đêm 12, trước khi hội Quan họ được mở một ngày.

Di sản thế giới được giữ bởi những… nông dân

Ông Nguyễn Hữu Bể, xóm Trùng, thôn Lũng Giang, thị trấn Lim (huyện Tiên Du) là một trong số những liền anh hiếm hoi duy trì canh hát tại nhà từ năm 1995 tới nay. Canh hát tại gia, ông mời anh hai trong làng Lũng Giang, chị hai làng Diềm, làng Trà Xuyên tới. Anh hai vừa uống rượu, chị hai vừa têm trầu mời khách, vừa mê đắm ngồi hát đối đáp, giao duyên.

Mô tả ảnh.

Canh hát quan họ cổ dưới ánh nến tại nhà anh hai Nguyễn Hữu Bể, thôn Lũng Giang (Tiên Du - Bắc Ninh). - Ảnh: Phạm Hải.

Như thường lệ, canh hát tại nhà của anh hai Nguyễn Hữu Bể bắt đầu từ 19h30, khi bữa cơm đơn sơ chủ nhà đãi khách vừa kết thúc, và đám khách quen đường, quen câu hát, cứ thành lệ, đến ngày Hội Lim lại nhớ đường tìm về.

Năm ngoái, canh hát nhà anh hai Bể kéo dài tới 5 giờ sáng. Khách mê đắm ngồi nghe quan họ quên ngủ, và các liền anh, liền chị đến chơi say hát quên về.

Ông Bể là một lão nông thuần khiết. Ông tâm sự: gia đình ông có năm khẩu, với 60 thước ruộng xã chia đều theo đầu người. Đấy là nguồn thu chính của gia đình, bởi hai ông bà chỉ cun cút làm ruộng, không có nghề phụ hay buôn bán. Thế cho nên, làng xóm bảo ông là người nghèo nhất làng Lũng Giang, ông tin điều ấy hoàn toàn có cơ sở.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Canh hát sẽ vẫn thâu đêm... - Ảnh: Phạm Hải

Ngôi nhà mái bằng làm theo kiến trúc cũ, có gian lồi, có nhà ngang làm bếp, làm nhà kho cất giữ nông cụ, đến phiên hát hội, được vợ con ông dọn dẹp ngăn nắp từ cả tuần trước. Đồ đạc đơn sơ trong nhà được “di tản” lấy chỗ ngồi cho khách, và lấy chỗ trải chiếu giữ khách nghỉ lại khi đám hát đã tàn canh.

Mô tả ảnh.

Cái duyên quan họ vẫn còn... - Ảnh: Phạm Hải

Đám hát đang vào độ, thì Lũng Giang mất điện. Ông Bể bỏ đám hát, đôn đáo đi tìm nến để cuộc hát không dang dở. Cuộc hát vì thế mà ngừng lại trong giây lát, thế nhưng các anh hai, chị hai vẫn ngồi đúng chỗ, đợi chủ nhà mang cái sáng phục vụ đám hát đang bắt đầu vào độ say nồng.

Canh hát của nhà anh hai Bể hôm nay có mặt của 8 vị khách người Nhật Bản. Người phiên dịch, cũng là hướng dẫn viên du lịch, biết tiếng canh hát nhà anh hai Bể, đã hỏi đường để đưa khách tới xem canh.

Chắc chắn, họ không hiểu được lời hát, nhưng những ân tình trong câu hát, những vị khách lạ kia, cũng có thể qua nét mặt của người hát, mà cảm nhận được.

Anh hai Nguyễn Hữu Bể, thôn Lũng Giang: "Cái duyên quan họ vẫn còn!".

- Từ khi quan họ được công nhận là di sản phi vật thể của thế giới, các liền anh, liền chị của làng quan họ chắc có nhiều phấn khởi?

Tâm lý chúng tôi thay đổi nhiều chứ. Mọi người đều phấn khởi và hăng hái hơn, nhất là thế hệ tiếp sau. Bao giờ cũng thế, được xã hội công nhận, được thừa nhận, nhiệt tình với quan họ của thảy mọi người đều được nhân lên gấp bội.

- Thế nhưng, cũng có một dòng quan họ khác, mà chúng ta hay gọi là quan họ bị thương mại hóa?

Cái đó chúng tôi gọi là quan họ sân khấu. Quan họ canh rất xót xa vì quan họ sân khấu, vì nó mang tính thương mại nhiều. Được trả tiền, có ô tô về đón, quan họ thương mại sẵn sàng lên tận Hà Nội, hay sang các tỉnh khác để hát. Quan họ canh mở ra, là dịp để các phường bạn đến hát giao lưu. Người xem có lòng với anh hai, chị hai thì đóng góp chút đỉnh, gọi là trả công cho người têm trầu để ngồi nghe hát. Quan họ canh mới là quan họ đích thực, vì nó mới lưu giữ được văn hóa truyền khẩu.

- Con của ông bà, có hát được quan họ? Và có đi hát quan họ thương mại?

Các cháu nhà tôi, từ ngày cha mẹ mở canh hát tại nhà, hơn 15 năm chúng được nghe thế hệ cha, chú ngồi hát quan họ cổ, tự chúng đã thẩm thấu được quan họ vào trong máu. Tự chúng học lỏm cũng nắm bắt được gần đủ các bài hát, lối hát của quan họ cổ.

- Giới trẻ thường chạy theo trào lưu. Quan họ thương mại là một trào lưu, vì nó không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật hát, mà lại có thu nhập kinh tế. Các con ông có thể bị cuốn theo trào lưu này?

Các cháu vẫn đang tuổi làm nên chưa tự định hướng được. Nhưng tôi tin tưởng một điều là chúng sẽ không theo quan họ thương mại. Tôi vẫn bảo với các cháu, quan họ thương mại bây giờ vì tiền nên mục đích của họ là kiếm tiền.

Quan họ canh mục đích mua vui, giao lưu lấy cái tình với các liền anh liền chị làng bạn. Trước đây, từ khi còn nhỏ, tôi được hầu các canh hát của người bác dạy quan họ cho Đoàn Quan họ Bắc Ninh, cứ học lỏm theo mỗi canh hát mà tự tôi thấm được chất quan họ vào trong người, rồi trở thành anh hai từ lúc nào không biết. Ông bác tôi dặn, làm thế nào để giữ truyền thống của các cụ. Bảo tồn một di sản văn hóa truyền thống, phải được giữ nguyên trong đúng cái không gian, không khí làng quê thôn ổ, nơi nó được sinh ra thì may chăng mới giữ được hồn cốt.

- Quan họ được thế giới công nhận là văn hóa phi vật thể của loài người. Ngoài sự phấn khởi về tinh thần, các “nôi” sinh ra quan họ còn được nhận những lợi ích gì từ điều này mà ông cảm thấy?

Nhà tôi có hai anh em ruột, vẫn là một đôi thường hát cặp để đối đáp với các liền chị làng bạn sang hát dao duyên. Mẹ tôi năm nay 85 tuổi, không còn đủ hơi để hát, nhưng cụ vẫn thức trắng đêm để nghe hát trọn canh.

15 năm mở canh hát, gia đình tôi lấy tấm lòng để đãi bạn, nên không nề hà chuyện thiệt vật chất. Gia đình chuẩn bị trà thuốc, hay vài ba mâm cơm nhạt đãi khách, lo chỗ ngủ cho khách xem canh, đấy cũng là cái đạo lý của người quan họ với tấm lòng trong thiên hạ.

Năm nay, quan họ được công nhận là văn hóa phi vật thể thế giới, Ban tổ chức cho mỗi gia đình mở canh hát 800 ngàn đồng để chi phí trầu, thuốc hay làm cơm đãi bạn. Dẫu không có khoản tiền ấy, chúng tôi vẫn mở được cuộc hát trọn canh. Những cái đó, không ai tính toán, bởi đó cũng là lưu giữ cho chính mình.

Đêm 12, Lũng Giang có ba canh hát, được tổ chức tại ba nhà anh hai. Hôm nay, quan họ sẽ theo chân các liền anh, liền chị lên đồi Lim, để các đám quan họ thi tài. Thế nhưng, trên đồi, những đám hát sẽ chẳng còn thảnh thơi, bởi những chiếc loa thùng, tự nó đã làm đám hội trở nên xáo trộn...

  • Nguyên Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao
Những trang phục Halloween ấn tượng của các ngôi sao

Siêu mẫu Heidi Klum làm Người Sắt, Meredith Vieira mặc giống Lady Gaga còn vợ chồng nhà Mariah Carey thì thành lính cứu hoả...

Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

,
,
,