- Đúng vào giờ Tý (0h) cụ Từ miếu Trò thắp hương và rước Nõ, Nường – hai vật biểu thị cho hai giới tính nam và nữ (được làm bằng gỗ mít, sơn son đỏ) thờ trên ban thượng miếu Trò xuống và trao cho một đôi nam nữ đã được chọn từ trước.
“Linh tinh tình phộc” là một tên gọi của lễ hội Nõ Nường tại làng Trám (Tứ Xã - Lâm Thao - Phú Thọ) được tổ chức vào đêm 11 rạng sáng 12 tháng Giêng hàng năm.
Sau lễ tế (thường bắt đầu vào lúc 23 giờ kém ngày 11 tháng Giêng) kéo dài 1giờ20 phút do 13 cụ bô lão trong làng thực hiện, đúng giờ Tý (0h) cụ Từ miếu Trò thắp hương và rước Nõ Nường – hai vật biểu thị cho hai giới tính nam và nữ (được làm bằng gỗ mít, sơn son đỏ) thờ trên ban Thượng miếu Trò và trao cho một đôi nam nữ đã được chọn từ trước.
|
Lễ hội Trò Trám diễn ra trong 2 ngày 11 và 12 tháng Giêng âm lịch. Nhưng thời khắc quan trọng nhất là đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12 khi người đàn ông cầm linh vật "Nõ" lấy đà rồi chạm vào "Nường" của người đàn bà 3 lần vang lên tiếng kêu "Phộc, Phộc, Phộc". |
|
Nhiều em nhỏ cũng được gia đình cho tới xem lễ hội. Bé ngủ nhưng người ông của cháu vẫn ngồi xem hết hội mới cho cháu về |
|
Tích xưa chỉ rằng: Sau khi làm lễ cái Nõ, Nường gặp nhau thì trai gái trong làng được gặp nhau để tâm tình. Nếu sau lễ hội, đôi trai gái nào đến được với nhau, cưới xin, sinh con đẻ cái thì coi như được lộc lớn. |
|
Và những đứa trẻ lần lượt ra đời là niềm vui lớn của cả làng. |
|
|
“Cô gái” làm trò mua vui là một trong những nhân vật chính, thu hút sự quan tâm của đông đảo người tới dự lễ hội. |
|
"Người thời đi cấy lấy công/ Tôi nay đi cấy lấy ông chủ nhà/ Đi cấy thì gốc chổng lên/ Ngọn thời cắm xuống mới nên mùa màng". |
|
Vua - dân cùng cày bừa trên đồng ruộng. Cầu cho mùa màng tốt tươi. |
|
Màn diễn của thầy trò ông giáo (sĩ). “Chữ thầy lại trả cho thầy, Để thầy lấy lại mang sang làng khác dạy người ta học”. |
|
Mỗi màn diễn trong lễ hội đều ẩn chứa sâu sắc tín ngưỡng phồn thực. Màn diễn của anh đi đánh “lờ”. Từ năm 1993, những cổ vật và trò diễn đã được lưu giữ trong Vi. |
|
Đèn tắt, chỉ còn leo lét mấy ánh nến mập mờ. Ngày trước, sau ba lần Nõ và Nường được gõ vào nhau, chủ tế hô vang “tháo khoán”, nam nữ đứng cạnh nhau thoải mái “thể hiện tình cảm” của mình trong giây lát. Nay chỉ là hò reo vui vẻ, nhưng ý nghĩa và tấm lòng thành kính của người dân thì vẫn còn nguyên vẹn. |
|
Nghi lễ cúng tế nghiêm trang cầu cho mưa thuận gió hòa, ấm no làng trên xóm dưới. |