- Học nghề vẽ tranh Hàng Trống gia truyền từ 9, 10 tuổi, hiện nay nghệ nhân Lê Đình Nghiên là người duy nhất vẫn còn kiên trì theo nghề.
Tin liên quan:
>> Càng về làng lụa Vạn Phúc càng buồn
>> Hà Nội phong danh 16 ’làng nghề truyền thống
>> Rẽ lối trăm năm đi tìm tổ nghề
Tranh Hàng Trống xưa chủ yếu do những người thợ sống ở phố Hàng Trống và Hàng Nón (Hà Nội) vẽ, tranh được chia làm 2 loại, tranh dùng để thờ cúng và tranh treo ngày Tết.
Tranh dân gian Hàng Trống xuất hiện từ lâu ở nước ta nhưng nó thực sự phát triển rực rỡ vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đến cuối thế kỷ 20 thì nghề này mai một dần. Đặc biệt từ sau chiến tranh chống Mỹ hầu như các nhà làm tranh đều bỏ nghề do thị hiếu người dân thay đổi, tranh không bán được.
Ông Nghiên cho biết, không giống như tranh dân gian Đông Hồ hoàn toàn được in bằng ván khắc, tranh dân gian Hàng Trống chỉ in những nét cơ bản bằng ván khắc còn công đoạn tô màu hoàn toàn bằng tay, thậm chí có nhiều bức tranh ông vẽ hoàn toàn bằng tay.
![]() |
Hiện ông Nghiên còn giữ được hơn 300 mẫu tranh khắc Hàng Trống, trong đó rất nhiều bản khắc cổ 2 mặt được làm từ gỗ cây Thị hàng trăm năm tuổi. |
![]() |
Mực in xưa được chế từ cây lá thiên nhiên không tốt bằng mực tàu hiện nay ông Nghiên thường dùng. |
![]() |
Sau khi bôi mực tàu, một tờ giấy dó được đặt lên rồi dùng loại bàn chải đặc biệt chà đều, hình ảnh sẽ hiện dần lên càng sắc nét, càng đẹp. |
![]() |
Sau khi tranh in được phơi khô, đến công đoạn bồi giấy, giấy bồi cũng là giấy dó. Tùy theo từng bức tranh cụ thể, có thể bồi 1 lớp, 2 hay 3 lớp. |
![]() |
Công đoạn phơi cũng đòi hỏi rất cẩn thận vì lúc này tranh dễ rách, dễ nhăn. |
![]() |
Tranh in phải thật khô mới đến công đoạn tô màu. Ông Nghiên cho biết, màu dùng để tô xưa các cụ dùng phẩm tự nhiên, nay ông thường dùng bột màu ngoại nên màu sắc cũng rực rỡ hơn. |
![]() |
Không giống bút lông dùng để vẽ tranh hiện đại, bút lông vẽ tranh Hàng Trống khi tô nét phải nửa màu, nửa nước và cũng do người vẽ tự chế. |
![]() |
Hiện nay, con trai ông Nghiên, anh Lê Hoàn là người con duy nhất trong gia đình theo nghề gia truyền của dòng họ. |
- Anh Lê