221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1284372
Chuyện tình cảm động của họa sĩ vẽ tranh bằng máu
1
Photo
null
Chuyện tình cảm động của họa sĩ vẽ tranh bằng máu
,

- Hơn 35 năm trước, trước khi chìm vào bóng tối do bị thương ở mắt, chiến sĩ trẻ Lê Duy Ứng đã vẽ bức tranh Bác Hồ bằng máu.

 

Và 34 năm nay, cuộc đời họa sĩ Lê Duy Ứng được “chèo chống” (mượn tên bức tranh của ông) bởi người vợ hiền yêu dấu.

Tình yêu trong lửa đạn

Mô tả ảnh.
Bức tranh Bác Hồ được vẽ từ máu mắt của họa sĩ Lê Duy Ứng (Ảnh: ĐC)
Năm 1971, khi đó Trần Thị Lê 19 tuổi, là nhân viên của một cửa hàng trên phố Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) xung phong vào miền Trung động viên bộ đội. Đoàn T72 của cô Lê đóng ở Quảng Trị, vùng đất bị bom đạn chiến tranh tàn phá, băm nát. Hàng ngàn tấn bom, hàng vạn quả pháo đã làm những quả đồi trơ trụi, toàn một màu xám xịt của khói bom. Lúc ấy, Lê Duy Ứng là trợ lý tuyên huấn Trung đoàn 325 cũng đóng gần T72. Tình yêu của họa sĩ Lê Duy Ứng và cô thanh niên xung phong trẻ tuổi nảy nở trong những tháng ngày ở thị xã Đông Hà.

Những đêm trăng sáng, sau bữa cơm tối,  các chiến sĩ cùng các cô gái thanh niên xung phong lên đồi tâm sự.... tập thể,  đố ai dám tách ra mà nói chuyện riêng. Thế nhưng vẫn có vài ánh mắt trao nhau để rụt rè, e thẹn… Sau ngày cưới, cô Lê đã thổ lộ thích anh họa sĩ có mái tóc dày Lê Duy Ứng từ cái nhìn đầu tiên. Yêu lắm đấy nhưng cũng chẳng bao giờ dám nhìn thẳng, dám nói chuyện, dám đứng riêng hai người.

Họa sĩ Ứng cũng thường đến đoàn T72 tìm cô gái tên Lê, nhưng hay bị chị em trong đoàn “phá đám”. Hai người còn gặp nhau đôi ba lần ở thị xã Đông Hà, nhưng những lần gặp đó thường có người đi chung. Có thể đã có những cái nắm tay, và có cả những nụ hôn… trong tưởng tượng. Nhưng rồi, họ cũng chỉ thầm yêu trộm nhớ về nhau, đợi ngày nước nhà thống nhất.

Năm 1975, Lê Duy Ứng là chiến sĩ quân đoàn 2 tiến vào giải phóng miền Nam. Sau khi bị thương ở mắt, ngày 28/4/1975, Lê Duy Ứng được đưa ra Nha Trang điều trị hơn 1 tháng. Lúc này, ông mất liên lạc với người yêu.

Lê Duy Ứng bồi hồi nhớ lại: “Thời gian nằm trong Nha Trang, tôi buồn lắm, muốn tự tử. Tôi xin thuốc ngủ định uống nhưng y tá phát hiện và tôi thoát chết. Tôi muốn sống cuộc đời ẩn dật, kể cả gia đình trong quê Quảng Bình tôi cũng không thông báo. Vì mình là họa sĩ, cần ánh sáng để vẽ. Giờ, hai mắt chỉ là màu đen, bóng tối bao phủ”.

Nằm ở đây, hình ảnh cô thiếu nữ đằm thắm, nết na trong trái tim Ứng bỗng dưng ùa về. Ông bảo nếu không có niềm tin vào tình yêu, ông sẽ ở lại mảnh đất miền Trung nắng gió, không ra Bắc nữa. Nhưng sau đó, ông được ra viện Quân Y 108 điều trị. Nhờ có một người bạn thông báo, cô Trần Thị Lê đã tìm đến bên giường người yêu cũ.

“Anh ra đây sao không báo cho em?” – Cô Lê bấm môi, nén tiếng khóc vào trong để họa sĩ không bị xúc động mạnh.

Bên giường bệnh, Trần Thị Lê thổ lộ tình yêu với Lê Duy Ứng nhưng họa sĩ gạt đi: “Anh không lấy vợ”.

“Em yêu ai thì chết với người ấy. Anh là người của dân của nước. Em muốn gánh một phần vất vả cuộc đời anh. Chúng ta không lấy nhau, sau này, anh sẽ có vợ, em cũng có chồng. Người vợ anh cưới, anh không biết mặt. Nếu con chúng ta giống em thì anh tưởng tượng luôn ra mặt con” – cô Trần Thị Lê nhớ lại.

Mô tả ảnh.
Cuộc đời họa sĩ Lê Duy Ứng được "chèo chống" bởi tình yêu của người vợ hiền (Ảnh: ĐC)
Trước lời chân tình của người yêu, họa sĩ đã rơi nước mắt. Ông nhớ lại: “Từ đáy của tuyệt vọng lại có người ghé vai nâng đỡ làm sao mà không xúc động cho được”.

19/9/1976, đám cưới diễn ra trong niềm vui của hai họ. Chỉ có bánh kẹo mừng hạnh phúc đôi bạn trẻ nhưng ấm cúng, và đầy tiếng cười..

Vợ -  “tác phẩm sống” của Lê Duy Ứng

Cưới nhau được vài năm, những đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng gia đình đè lên vai bà Lê. Họa sĩ Ứng bị hỏng hai mắt, sau khi phẫu thuật, thị lực không cải thiện được là bao nên ngoài việc vẽ tranh, nặn tượng, ông không giúp được gì cho vợ. Lương bà Lê làm trong công ty ăn uống Hai Bà Trưng (lúc này còn của nhà nước) không đủ sống nên bà bán thêm cơm bình dân.

Năm 1983, họa sĩ Lê Duy Ứng vẽ bức “Chèo chống” tặng người vợ của mình. Nội dung bức tranh mô tả: “Con thuyền” gia đình chỉ có một mình bà Lê chèo chống. Bức tranh này tả một vầng trăng khuyết, đầu con thuyền trăng là một người đàn bà “đứng mũi chịu sào”, một người đàn ông đeo kính đen nhìn xuống lòng thuyền, bên cạnh có hai đứa trẻ chơi quanh lòng thuyền mặc cho “con thuyền trăng” nghiêng trước giông bão. Sau đó, bức tranh này được một nhà sưu tập nước ngoài mua với giá 1.000 USD.

Họa sĩ Lê Duy Ứng cho biết, tính đến nay ông đã tạc 500 tượng, vẽ 3000 ngàn bức tranh, tổ chức 41 cuộc triển lãm cá nhân cả trong và ngoài nước. Trong những bức tranh ông vẽ về người vợ của mình, cảm động nhất là bức “Chèo chống” mà sau này ông vẫn tiếc không giữ được đến bây giờ.

  • Đức Chính
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,
,
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

Lê Khanh làm duyên bên hiên nhà

(VietNamNet) - Đã rất lâu kể từ khi làm vợ đạo diễn Phạm Việt Thanh, NSND Lê Khanh mới sắm vai "người mẫu" trong bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đức Hùng.

,
,
,