221
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
1292588
Họa sĩ quỳ xin sĩ tử đừng sờ đầu rùa lên tiếng
1
Article
null
Họa sĩ quỳ xin sĩ tử đừng sờ đầu rùa lên tiếng
,

- Chiều 8/7, họa sĩ trẻ Phạm Huy Thông đã làm sững sờ người tham quan khi cõng trên mình cái biển báo “Xin đừng sờ đầu rùa”. Anh bày tỏ quan điểm của mình về ứng xử của người dân với các di tích văn hóa.

 

Sau khi cúi rạp mình cầu xin mọi người đừng sờ đầu rùa, “búa rìu dư luận” đánh giá thế nào về hành động của anh?

- Chê cũng có mà khen cũng không ít. Có một bạn vào thăm blog của tôi đã comment (bình luận) vài lời có vẻ hơi nặng: “Phạm Huy Thông hơi quá chắc chắn về đạo đức của mình”. Tôi nghĩ rằng, đạo đức của tôi không có gì đâu nhưng tôi có thể làm nhiều việc có ích cho xã hội. Phản hồi ấy rất chụp mũ, không phải ai có đạo đức cao mới được bày tỏ thái độ của mình về những vấn đề xã hội.

Mô tả ảnh.
“Quan sát họ, tôi chợt nhận thấy họ không đến để “tôn vinh” việc học hành theo nghĩa đơn thuần của từ này. Họ đến đây để mưu cầu danh lợi, để ngửa tay nài xin thánh hiền nếu có linh thiêng ban phát cho họ chút may mắn”. Họa sĩ Phạm Huy Thông cúi rạp mình vì nghệ thuật trình diễn. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Người xem có thể không đồng ý với hành động của tôi ở 2 khía cạnh: Về mặt chuyên môn và hành vi xã hội. Về chuyên môn, tác phẩm trình diễn này còn nhiều tranh cãi về việc học thuật. Hôm 8/7 có 2 phần việc khác nhau, buổi sáng tất cả các họa sĩ, nghệ sĩ nhìn những sĩ tử tranh nhau sờ đầu rùa, sau đó bình luận hành động đó.

Buổi chiều tôi có ngẫu hứng mới từ những việc làm buổi sáng. Đương nhiên việc ngẫu hứng không thể cặn kẽ nếu xét về chuyên môn, nhưng quan trọng là việc làm đó có sự tương tác giữa tác giả và người xem. Có nhiều sĩ tử đến định sờ đầu rùa nhưng nhìn thấy cảnh tôi cúi rạp người trong nhiều giờ, họ tròn mắt rồi đi qua hàng bia tiến sĩ đó, không sờ đầu rùa nữa.

Đôi khi, người họa sĩ không phải lúc nào cũng phải cầm bút vẽ hoặc đục đẽo tượng. Họa sĩ có thể lấy một mẫu vật có sẵn, rồi cho nó một không gian, lý luận, tranh cãi để nó là tác phẩm nghệ thuật gọi là Ready-made performance (Nghệ thuật trình diễn). Phải chăng việc tôi làm đơn giản và thiếu chuyên môn?.

Về hành vi xã hội, sĩ tử chen chúc nhau sờ đầu rùa là hành động có sẵn, không có mình ở đó thì nó vẫn diễn ra. Tôi muốn tạo ra cơ hội để khán giả biết và bàn luận về vấn đề xâm hại di tích văn hóa này.

Mô tả ảnh.
"Họ mài mài tay lên đầu rùa rồi lại xoa xoa tay lên đầu mình như để truyền lại sự thông thái. Một niềm tin khôi hài hết mức" - Phạm Huy Thông bức xúc (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Theo anh, còn những nguyên nhân nào khác khiến người dân (đặc biệt là các thí sinh) lại ứng xử thiếu văn hóa với Bia Tiến sĩ như vậy?

- Tôi thấy chúng ta đang ngày càng mất dần một số lượng người hướng dẫn xã hội theo tiêu chuẩn. Họ là những nhà văn, nhà thơ, nhà làm nghệ thuật, hoặc nhà chính trị, nhà văn hóa có tầm... Tình trạng học giả, bằng giả đang tạo nên những thế hệ non kém, không được như các cụ ngày xưa. Nếu những nhà văn hóa đích thực còn sống thì họ đã già, tác động xã hội chỉ còn là uy tín chứ không thể đứng ra giảng dạy cho một nhóm người nào đó.

Nghệ thuật có vai trò gì trong quá trình tác động vào tâm lý và nhận thức, ứng xử với di tích của người dân?

- Nghệ thuật là thứ dẫn đường cho xã hội. Chẳng hạn, nếu những nghệ sĩ tung hô hành động sờ đầu rùa là nét văn hóa người Hà Nội thì không chỉ ở đây mà mọi nơi có cụ rùa, người dân sẽ đổ xô về sờ để cầu may, cầu duyên, cầu tài, cầu đủ thứ cần cầu. Nhưng có một người, dù là họa sĩ trẻ phản đối việc sờ đầu rùa thì hành động đó sẽ được một nhóm người biết đến.

Mô tả ảnh.
Đầu rùa nhãn thín vết tay tì, lưng cõng đầy những đồng tiền cầu may (Ảnh: Nhân vật cung cấp)

Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân. Anh có thấy đơn độc không khi một mình cõng chữ “Xin đừng sờ đầu rùa” trong khi còn rất nhiều người không thèm để ý đến hành động đó?

- Đằng nào én cũng phải bay thôi, nếu ở chỗ này én bay một mình thì ở chỗ khác cũng có những con én đang bay và chúng sẽ cùng bay về một hướng. Mình làm với mục đích tốt thì có đơn độc cũng vẫn có động lực để làm. Cũng như con kiến đi nghênh ngang một chút trên quãng đường tha mồi nhưng cuối cùng cũng tha mồi về tổ.

Ai có khả năng tác động tới xã hội thì làm thôi, không cứ anh là nhà thơ, họa sĩ hay nhà quản lý. Anh xe ôm thấy bà bán nước chè vứt rác bừa ra đương, mà nhắc nhở thì hành động đó có ý nghĩa không kém những cái loa phường chiều nào cũng ra rả “xin đừng vứt rác ra đường”.

Vậy thì nhóm lứa tuổi nào trong xã hội sẽ tiên phong trong việc bảo tồn di tích văn hóa?

- Tôi chả hy vọng gì ở lớp già bởi vì họ có năng lực, có kinh nghiệm nhưng không nhiều năng lượng để làm. Họ có nhiều lo toan cuộc sống cuốn họ theo như chuyện con cái, công việc, bệnh tật, tuổi tác…

Anh có hiểu thực trạng xã hội, có bức xúc rồi thì tự anh đặt ra một ý nghĩ tốt. Sinh viên trẻ mới ra trường làm việc này không tác động bằng tôi làm và nếu một họa sĩ có tên tuổi làm thì sẽ có tương tác xã hội cao hơn tôi làm. Tuy nhiên, lớp trẻ hãy xung phong đi trước.

Cám ơn anh!

  • Đức Chính (Thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao
Chiêm ngưỡng căn phòng triệu đô của các ngôi sao

Cùng People ghé thăm chốn riêng tư nhất của các ngôi sao nổi tiếng thế giới.

Triệu Vy lấy lại phong độ

"Én nhỏ" hào hứng tham gia buổi chụp hình bìa cho tạp chí ELLE số tháng 10.

Phạm Băng Băng gợi cảm từng centimet

Nữ diễn viên nổi tiếng của màn ảnh hoa ngữ khoe thân hình gợi cảm trong bộ đầm vai trần với những hoạ tiết y chang trên những bình gốm cổ Trung Hoa.

Lê Khanh làm duyên bên hiên nhà

(VietNamNet) - Đã rất lâu kể từ khi làm vợ đạo diễn Phạm Việt Thanh, NSND Lê Khanh mới sắm vai "người mẫu" trong bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đức Hùng.

,
,
,