- Phim Việt chiếu vào khung giờ đẹp nhất nhưng không có khán giả là một sự phí phạm. Không thể "cố" chiếu một tác phẩm không có người xem.
Với tình hình sản xuất phim èo uột hiện nay, các rạp chủ yếu sống nhờ phim ngoại. |
Trong Điều 15: "Tỷ lệ và thời gian chiếu phim Việt Nam, giờ chiếu phim cho trẻ em dưới 16 tuổi trên hệ thống rạp" quy định rõ: "Tỷ lệ số buổi chiếu phim truyện Việt Nam bảo đảm đạt ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu, trong đó tỷ lệ phim truyện Việt Nam phải được chiếu vào khoảng thời gian từ 18h đến 22h trong ngày, ngoài ra còn có thể chiếu vào các giờ khác".
Việc quy định tỉ lệ phim Việt Nam ra rạp phải chiếm ít nhất 20% có thể coi là biện pháp tích cực để khuyến khích và bảo hộ phim Việt trước sự đổ bộ của phim ngoại, đặc biệt là phim Mỹ. Tuy nhiên, "tỉ lệ vàng" này lại vấp phải những phản ứng trái chiều từ chính những người trong cuộc.
Đại diện một rạp chiếu phim có tiếng tại Hà Nội (xin giấu tên) cho rằng với những rạp chỉ có một phòng chiếu và phải tự hạch toán kinh doanh, việc áp dụng tỉ lệ chiếu phim mới này sẽ đẩy họ vào tình thế vô cùng khó khăn, có khả năng không thể tồn tại được và không có lương trả cho nhân viên.
Ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm chiếu phim Quốc gia (TTCPQG) quan ngại: "Quy định chiếu 20% phim VN ngoài rạp, với những rạp có ít phòng chiếu thì sẽ ít nhiều gặp khó khăn. Vì thứ nhất, với lượng phim VN được sản xuất và ra rạp hiện nay có đảm bảo 20% trên tổng số phim họ chiếu ở rạp hay không? Tính sơ sơ, mỗi năm TTCPQG chiếu trên dưới 100 phim. Như vậy có nghĩa là phải đảm bảo chiếu 20 phim VN mỗi năm mới có thể đảm bảo được tỉ lệ này. Tuy nhiên, việc duy trì các suất chiếu lại phải căn cứ vào chất lượng phim VN khi phim ra rạp".
Câu hỏi đặt ra là lấy đâu ra phim Việt để chiếu khi số đầu phim nhựa sản xuất mỗi năm chỉ vỏn vẹn hơn chục phim, chưa kể có phim vài ba năm vẫn chưa thể... xuất xưởng. Trong khi đó, ngoài mùa phim Tết, các rạp chiếu phim hiện nay vẫn chủ yếu sống bằng lượng phim ngoại nhập được các nhà nhập phim cung cấp đều đều mỗi tuần.
Hiện nay, trung bình mỗi tuần có hai phim mới của nước ngoài ra rạp, tính sơ sơ cả năm cũng đã lên đến hơn 100 phim. Cứ chiểu theo tỉ lệ bắt buộc 20% phim nội ra rạp thì không biết "bói" đâu ra 20 phim Việt Nam mỗi năm mà chiếu, trừ phi phát hành lại những bộ phim cũ. Mà đã là phim cũ thì có mấy khán giả chịu bỏ tiền mua vé xem.
Xét về hiệu quả kinh doanh rạp chiếu, Nghị định mới này đẩy các chủ rạp vào một tình thế vô cùng khó xử. Những bộ phim VN ăn khách, có thể trụ được ngoài rạp cả tháng, có khi kéo dài tới 2 tháng tại TTCPQG và thu về trên một tỉ đồng doanh thu như Bẫy rồng, Để mai tính không phải là phổ biến. Với những bộ phim có khán giả, thì việc duy trì các suất chiếu không phải là vấn đề, nhưng phim rõ ràng là không có khách mà vẫn phải hy sinh một phòng chiếu thì không những vô lý mà còn gây lãng phí.
Chi phí cho mỗi suất chiếu lên đến cả chục triệu đồng. Càng ít người xem, rạp càng "lỗ". |
Tuy nhiên, nếu phim không có khán giả, một phòng chiếu có 100 ghế mà chỉ có 5-7 người xem thì chúng tôi chắc chắn sẽ ngừng chiếu. Chúng tôi sẵn sàng chiếu phim VN và bố trí vào những giờ đẹp nhất, với điều kiện giờ đó phải có khán giả. Phim chiếu vào giờ đẹp mà không có khán giả là một sự phí phạm. Làm sao có thể cố chiếu một tác phẩm không có người xem?", ông Dương nói thêm.
Không chỉ có các chủ rạp, giới làm phim cũng có những phản ứng khác nhau xung quanh quy định mới này. Đạo diễn Phan Đăng Di, người đang rất vất vả lo tìm nhà phát hành trong nước cho bộ phim mới của mình thì hết sức ủng hộ quy định tỉ lệ phim Việt chiếu rạp 20%. Anh cho rằng đây là một động lực kích thích những người làm phim trong nước vì ít nhất họ có sự đảm bảo về mặt pháp luật cho đầu ra phim của mình. Tuy nhiên, tác giả "Bi! đừng sợ" cũng lo ngại rằng nếu quy định tỉ lệ phim Việt chiếu ngoài rạp là 20% thì có đủ lượng phim để chiếu không?
Phim ra rạp là một chuyện, có khán giả hay không lại là chuyện khác. |
Phim VN mình không thiếu, chỉ là thiếu cơ chế. Cũng giống như việc chiếu phim Việt vào giờ vàng trên truyền hình trước đây, khi đã có cơ chế, có lộ trình rồi thì khuyến khích mọi người sản xuất phim truyền hình ồ ạt, kết quả là phim truyền hình Việt chiếm lĩnh được thị trường, mở ti vi lên là thấy phim Việt. Do vậy đừng có nói phim VN không có thị trường. Vấn đề là anh không có rạp thì phim làm xong sẽ chiếu ở đâu?".
Xem ra, việc tìm chỗ đứng cho phim nội ngoài rạp không đơn giản.
-
Hạnh Phương