NSND Lê Khanh: Phụ nữ hấp dẫn ở 'duyên' và 'tình'
Cập nhật lúc 11:07, Thứ Ba, 05/10/2010 (GMT+7)
Lê Khanh đã bắt đầu có tuổi, cái đẹp không còn rực rỡ tỏa sáng như ngày nào, nhưng bù lại, vẻ mặn mà, đài các vẫn không hề thay đổi theo dấu mốc thời gian. Nhìn và nghe Lê Khanh trò chuyện, càng thấy cái đẹp đặc trưng của Hà Nội ngày càng xa khuất, nhưng hiện hữu gần kề.
TIN LIÊN QUAN
>>> Lê Khanh làm duyên bên hiên nhà
Là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, có những ý kiến cho rằng, hai chữ "Hà Nội" giờ chỉ còn trong câu chuyện xưa, Hà Nội ngày càng mất dần đi cái đẹp riêng của nó, chứ chẳng còn hình hài trong đời sống xã hội hiện đại, chị nghĩ sao về điều này?
Nhắc đến Hà Nội, hẳn ai cũng nghĩ đến những từ như "cổ kính", "rêu phong"... chỉ hình thức bên ngoài, dù cái hình thức bên ngoài đó không ai có thể nhìn, ngắm thấy được, mà chỉ cảm nhận qua từng mốc thời gian của lịch sử.
Phàm đã nói đến người Hà Nội là nói đến sự "thanh lịch" và theo tôi hơn thế nữa, người Hà Nội thanh lịch đến lịch lãm. Tôi được quen biết nhiều người Hà Nội hào hoa, phong nhã, có trí thông minh, có tư duy sắc bén, lập luận chặt chẽ, có ngôn ngữ trong sáng, gọn gàng, có sức hấp dẫn với mọi người.
Người Hà Nội xưa nay không ưa sự ồn ào phô trương, ghét thói "trưởng giả học làm sang" kệch cỡm lố bịch. Họ sống bình lặng và thấu hiểu những lẽ sống ở đời, từ đó truyền dạy lại cho con cháu. Những thứ này cứ dần trôi đi theo chiều sâu của thời gian, dần mai một, mất đi và để lại bao nhiêu luyến tiếc. Tôi chắc rằng, có nhiều người cùng thế hệ chúng tôi, cứ nhắc đến hai chữ "Hà Nội" là có cảm giác xa vời vợi, đầy thương nhớ.
Bây giờ mười người Hà Nội thì có đến tám người từ các nơi khác đến "ngụ cư", họ mang theo những nét văn hóa mới nhưng cũng dần làm nhòa đi văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Bây giờ người Hà Nội nói ngọng, không phân biệt phụ âm n là l là chuyện... hàng ngày và không có gì đáng phải lưu tâm. Thế hệ người Hà Nội xưa thì luyến tiếc những gì đã mất mãi mãi. Thế hệ người Hà Nội nay thậm chí chẳng biết họ còn giữ được những gì và đã đánh mất những gì...
Tôi không muốn dùng khái niệm "bảo tồn" vì nó khá... hô hào và thường chỉ dùng trong... văn bản, tôi chỉ muốn hỏi chị rằng, nếu muốn hiểu thêm Hà Nội, thêm yêu Hà Nội thì sẽ phải có cách gìn giữ những nét truyền thống đó như thế nào?
Chúng ta hay có thói quen "đổ thừa" cho lớp trẻ, lớp trẻ không như này, lớp trẻ không như kia... nhưng tôi thấy, đâu chỉ có người trẻ mới sống như này, hay như kia; những người lớn, người có tuổi, người lớn tuổi cũng góp phần làm mai một đi những nét riêng của Hà Nội đó thôi.
Ở thời cha mẹ tôi sống, thời chúng tôi lớn, cũng có nhiều người từ nơi khác đổ về Hà Nội, nhưng họ vẫn không "mạnh tay" cư xử với Hà Nội như bây giờ bởi thời đó, mọi người dường như vẫn ý thức mình là một "công dân Hà Nội" nên họ vẫn giữ gìn lời ăn tiếng nói, giữ gìn tác phong sinh hoạt. Ngày nay, nếu như bạn yêu Hà Nội, muốn hiểu thêm về Hà Nội thì cũng làm như vậy đi, tôi không đảm bảo rằng chúng ta sẽ "khôi phục" được một Hà Nội hoàn hảo như xưa, nhưng cũng sẽ không làm cho một Hà Nội đã có bị biến mất hoàn toàn.
Chị đánh giá như thế nào về một "vẻ đẹp phụ nữ Hà Nội" trong hình hài một người "rất Hà Nội" như chị?
Tôi không trói mình trong hai chữ "truyền thống" như bấy lâu mọi người nhìn thấy. Điều mọi người nhìn thấy, mọi người khen, đôi khi với mình nó chỉ là một thói quen, là một hình ảnh "cũ", một vóc dáng được cha mẹ sinh thành. Đã không ít lần, tôi tâm sự với bạn bè rằng mình rất "mê" một mẫu người phụ nữ hiện đại, năng động, nhưng mình không thể nào bứt phá để thay đổi làm một người như thế được.
Về cơ bản, ở đời ai cũng nâng niu cái đẹp. Người ta cảm nhận được một người phụ nữ đầu tiên là qua tiếp xúc, cái đẹp trên gương mặt ấy mọi người được nhìn thấy, chiêm ngưỡng và trầm trồ khen ngợi. Nhưng cái đẹp hình thức chỉ cuốn hút ánh nhìn ban đầu. Để chinh phục được những người quanh mình thì vẻ đẹp tâm hồn mới chính là điều đọng lại lâu nhất, nhất là khi những người quanh họ cảm nhận được ở cô gái đó, và cảm thấy như mình đã có người bạn để cùng chia sẻ.
Cái hấp dẫn của người phụ nữ nằm ở chữ "duyên" và chữ "tình". Phải để người đối diện cảm nhận được cái "duyên" và cái "tình" mình, đó mới chính là người phụ nữ đẹp, thành công. Và để cảm nhận được những điều này thì không chỉ đơn giản là một cuộc chuyện trò, một nụ cười, mà nó mở rộng ở nhiều khía cạnh: có người mang đến niềm vui, có người là sự ấm áp, chia sẻ, vốn kiến thức hay thẩm mỹ... Một vẻ đẹp mà không có sự chia sẻ, không có sự đồng cảm với thế giới quan thì không có ý nghĩa và không có sự tồn tại với thời gian.
Hình ảnh đẹp cổ điển của chị bao năm nay không thay đổi, chị có lý do gì đặc biệt không?
Tôi không thay đổi được. Tôi không biết thế có là đẹp hay không. Nhưng cha mẹ sinh ra đã thế rồi, tôi không đổi được cá tính của mình. Có thời gian tôi đã cắt tóc ngắn, mới năm ngoái thôi. Mới đầu thì thấy thích thú lắm, vì thấy mình thực sự trở thành một con người khác, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn hẳn.
Nhưng được một vài hôm thì thấy sao mà phiền phức thế, mình phải chăm ra tiệm gội đầu, sấy vào nếp... thấy mất thời gian và... phức tạp kinh khủng, nên cuối cùng lại nuôi tóc dài như cũ. Và lại trở về con người cũ. Thật ra tôi thích một vẻ đẹp khác, nó hiện đại, năng động, hoạt bát kia.
Là một diễn viên nổi tiếng và cũng là một phụ nữ xinh đẹp, chị quan niệm thế nào về vẻ đẹp tự nhiên?
Quan niệm đó không có gì mới và vĩnh viễn không có sự thay đổi. Đặc biệt quan niệm đó rất quan trọng đối với những nữ nghệ sĩ, trước tiên họ phải là biểu tượng của cái đẹp trong mắt nhìn của công chúng và khán giả nhớ đến họ bằng cái duyên và tài năng của họ để lại.
Tôi rất đơn giản với việc trang điểm và hình thức ngoài đời của mình song trên sân khấu tôi rất khắt khe với hình tượng nhân vật. Tôi tôn trọng số phận và lịch sử đời sống của nhân vật hơn là tôn trọng cái đẹp của cá nhân diễn viên.
Tôi yêu thiên nhiên, yêu hoa đồng nội và đương nhiên tôi cũng yêu tất cả những vẻ đẹp tự nhiên của con người. Tôi đánh giá cao sự duyên dáng, mộc mạc đến thánh thiện của người phụ nữ.
Chị là một nghệ sĩ thành danh, vậy ngoài những điều nói trên sân khấu, ngoài cuộc đời, chị sống thế nào?
Thực ra tôi cũng chỉ là người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, có thiên chức làm mẹ làm vợ, cũng nấu nướng đi chợ, chỉ có điều khi mình làm nghệ sĩ thì sự cố gắng ấy của mình phải nhiều hơn. Làm nghệ thuật phải biết giữ thanh sắc cho bản thân. Công việc đòi hỏi nhiều xúc cảm. Nhiều khi cần sự thanh thản rất lớn để làm nghề. Đặc thù nghề nghiệp nay đây mai đó, lúc gần lúc xa, thời gian không ổn định làm cho việc mình thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ rất khó khăn. Chỉ có một cách duy nhất là mình phải sắp xếp thời gian cho hợp lí nhất để duy trì song song cả gia đình và công việc.
Tuy vậy tôi vẫn còn may mắn hơn rất nhiều nghệ sĩ khác vì tôi có một ông chồng rất khéo, vợ nấu món ăn gì cũng khen ngon. Những khó khăn nặng nhọc trong công việc và trong gia đình đều được chia sẻ, những lúc tôi đi vắng anh đều sắm vai một người mẹ rất thuần thục: cho con ăn, đưa chúng đi học.
Xin chân thành cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này.
TIN LIÊN QUAN
>>> Lê Khanh làm duyên bên hiên nhà
Nhắc đến Hà Nội, hẳn ai cũng nghĩ đến những từ như "cổ kính", "rêu phong"... chỉ hình thức bên ngoài, dù cái hình thức bên ngoài đó không ai có thể nhìn, ngắm thấy được, mà chỉ cảm nhận qua từng mốc thời gian của lịch sử.
Phàm đã nói đến người Hà Nội là nói đến sự "thanh lịch" và theo tôi hơn thế nữa, người Hà Nội thanh lịch đến lịch lãm. Tôi được quen biết nhiều người Hà Nội hào hoa, phong nhã, có trí thông minh, có tư duy sắc bén, lập luận chặt chẽ, có ngôn ngữ trong sáng, gọn gàng, có sức hấp dẫn với mọi người.
Người Hà Nội xưa nay không ưa sự ồn ào phô trương, ghét thói "trưởng giả học làm sang" kệch cỡm lố bịch. Họ sống bình lặng và thấu hiểu những lẽ sống ở đời, từ đó truyền dạy lại cho con cháu. Những thứ này cứ dần trôi đi theo chiều sâu của thời gian, dần mai một, mất đi và để lại bao nhiêu luyến tiếc. Tôi chắc rằng, có nhiều người cùng thế hệ chúng tôi, cứ nhắc đến hai chữ "Hà Nội" là có cảm giác xa vời vợi, đầy thương nhớ.
Bây giờ mười người Hà Nội thì có đến tám người từ các nơi khác đến "ngụ cư", họ mang theo những nét văn hóa mới nhưng cũng dần làm nhòa đi văn hóa đặc trưng của Hà Nội. Bây giờ người Hà Nội nói ngọng, không phân biệt phụ âm n là l là chuyện... hàng ngày và không có gì đáng phải lưu tâm. Thế hệ người Hà Nội xưa thì luyến tiếc những gì đã mất mãi mãi. Thế hệ người Hà Nội nay thậm chí chẳng biết họ còn giữ được những gì và đã đánh mất những gì...
Tôi không muốn dùng khái niệm "bảo tồn" vì nó khá... hô hào và thường chỉ dùng trong... văn bản, tôi chỉ muốn hỏi chị rằng, nếu muốn hiểu thêm Hà Nội, thêm yêu Hà Nội thì sẽ phải có cách gìn giữ những nét truyền thống đó như thế nào?
Chúng ta hay có thói quen "đổ thừa" cho lớp trẻ, lớp trẻ không như này, lớp trẻ không như kia... nhưng tôi thấy, đâu chỉ có người trẻ mới sống như này, hay như kia; những người lớn, người có tuổi, người lớn tuổi cũng góp phần làm mai một đi những nét riêng của Hà Nội đó thôi.
Ở thời cha mẹ tôi sống, thời chúng tôi lớn, cũng có nhiều người từ nơi khác đổ về Hà Nội, nhưng họ vẫn không "mạnh tay" cư xử với Hà Nội như bây giờ bởi thời đó, mọi người dường như vẫn ý thức mình là một "công dân Hà Nội" nên họ vẫn giữ gìn lời ăn tiếng nói, giữ gìn tác phong sinh hoạt. Ngày nay, nếu như bạn yêu Hà Nội, muốn hiểu thêm về Hà Nội thì cũng làm như vậy đi, tôi không đảm bảo rằng chúng ta sẽ "khôi phục" được một Hà Nội hoàn hảo như xưa, nhưng cũng sẽ không làm cho một Hà Nội đã có bị biến mất hoàn toàn.
Tôi không trói mình trong hai chữ "truyền thống" như bấy lâu mọi người nhìn thấy. Điều mọi người nhìn thấy, mọi người khen, đôi khi với mình nó chỉ là một thói quen, là một hình ảnh "cũ", một vóc dáng được cha mẹ sinh thành. Đã không ít lần, tôi tâm sự với bạn bè rằng mình rất "mê" một mẫu người phụ nữ hiện đại, năng động, nhưng mình không thể nào bứt phá để thay đổi làm một người như thế được.
Về cơ bản, ở đời ai cũng nâng niu cái đẹp. Người ta cảm nhận được một người phụ nữ đầu tiên là qua tiếp xúc, cái đẹp trên gương mặt ấy mọi người được nhìn thấy, chiêm ngưỡng và trầm trồ khen ngợi. Nhưng cái đẹp hình thức chỉ cuốn hút ánh nhìn ban đầu. Để chinh phục được những người quanh mình thì vẻ đẹp tâm hồn mới chính là điều đọng lại lâu nhất, nhất là khi những người quanh họ cảm nhận được ở cô gái đó, và cảm thấy như mình đã có người bạn để cùng chia sẻ.
Cái hấp dẫn của người phụ nữ nằm ở chữ "duyên" và chữ "tình". Phải để người đối diện cảm nhận được cái "duyên" và cái "tình" mình, đó mới chính là người phụ nữ đẹp, thành công. Và để cảm nhận được những điều này thì không chỉ đơn giản là một cuộc chuyện trò, một nụ cười, mà nó mở rộng ở nhiều khía cạnh: có người mang đến niềm vui, có người là sự ấm áp, chia sẻ, vốn kiến thức hay thẩm mỹ... Một vẻ đẹp mà không có sự chia sẻ, không có sự đồng cảm với thế giới quan thì không có ý nghĩa và không có sự tồn tại với thời gian.
Tôi không thay đổi được. Tôi không biết thế có là đẹp hay không. Nhưng cha mẹ sinh ra đã thế rồi, tôi không đổi được cá tính của mình. Có thời gian tôi đã cắt tóc ngắn, mới năm ngoái thôi. Mới đầu thì thấy thích thú lắm, vì thấy mình thực sự trở thành một con người khác, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn hẳn.
Nhưng được một vài hôm thì thấy sao mà phiền phức thế, mình phải chăm ra tiệm gội đầu, sấy vào nếp... thấy mất thời gian và... phức tạp kinh khủng, nên cuối cùng lại nuôi tóc dài như cũ. Và lại trở về con người cũ. Thật ra tôi thích một vẻ đẹp khác, nó hiện đại, năng động, hoạt bát kia.
Là một diễn viên nổi tiếng và cũng là một phụ nữ xinh đẹp, chị quan niệm thế nào về vẻ đẹp tự nhiên?
Quan niệm đó không có gì mới và vĩnh viễn không có sự thay đổi. Đặc biệt quan niệm đó rất quan trọng đối với những nữ nghệ sĩ, trước tiên họ phải là biểu tượng của cái đẹp trong mắt nhìn của công chúng và khán giả nhớ đến họ bằng cái duyên và tài năng của họ để lại.
Tôi rất đơn giản với việc trang điểm và hình thức ngoài đời của mình song trên sân khấu tôi rất khắt khe với hình tượng nhân vật. Tôi tôn trọng số phận và lịch sử đời sống của nhân vật hơn là tôn trọng cái đẹp của cá nhân diễn viên.
Tôi yêu thiên nhiên, yêu hoa đồng nội và đương nhiên tôi cũng yêu tất cả những vẻ đẹp tự nhiên của con người. Tôi đánh giá cao sự duyên dáng, mộc mạc đến thánh thiện của người phụ nữ.
Thực ra tôi cũng chỉ là người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, có thiên chức làm mẹ làm vợ, cũng nấu nướng đi chợ, chỉ có điều khi mình làm nghệ sĩ thì sự cố gắng ấy của mình phải nhiều hơn. Làm nghệ thuật phải biết giữ thanh sắc cho bản thân. Công việc đòi hỏi nhiều xúc cảm. Nhiều khi cần sự thanh thản rất lớn để làm nghề. Đặc thù nghề nghiệp nay đây mai đó, lúc gần lúc xa, thời gian không ổn định làm cho việc mình thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ rất khó khăn. Chỉ có một cách duy nhất là mình phải sắp xếp thời gian cho hợp lí nhất để duy trì song song cả gia đình và công việc.
Tuy vậy tôi vẫn còn may mắn hơn rất nhiều nghệ sĩ khác vì tôi có một ông chồng rất khéo, vợ nấu món ăn gì cũng khen ngon. Những khó khăn nặng nhọc trong công việc và trong gia đình đều được chia sẻ, những lúc tôi đi vắng anh đều sắm vai một người mẹ rất thuần thục: cho con ăn, đưa chúng đi học.
Xin chân thành cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này.
- Theo PNNN
- Nguồn ảnh: Megafun
,