221
5082
Chuyên đề
chuyende
/vanhoa/chuyende/
833658
Toạ đàm về lịch hay là chuyện "ném đá ao bèo"?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Toạ đàm về lịch hay là chuyện 'ném đá ao bèo'?
,

(VietNamNet) - Có lẽ chính những người tham dự cũng hiểu rõ các vấn đề khúc mắc thuộc chuyên môn hẹp như ngày, tháng lịch âm, tiết lịch Trung Quốc và tiết lịch Việt Nam cần hiểu như thế nào cho đúng đã mất hút như hòn đá rơi xuống nước! Tuy nhiên, tất cả các ý kiến đều phải thừa nhận rằng số liệu lịch (lịch dương) của Ban lịch Nhà nước từ nay cho tới năm 2010 là hoàn toàn chính xác.

 

  >Nên bỏ cơ chế "Xin - Cho" số liệu lịch
  >
Lịch 2007: Các NXB đang mò mẫm và tự bảo vệ mình

  > Lịch 2007: Các tiết Trung Hoa được Việt hoá như thế nào?
  > Lịch bloc 2007: Tự do hay "Cá lớn nuốt cá bé"?
  > Không thể tuỳ tiện trong cách tính lịch

 

Soạn: AM 875615 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cuộc toạ đàm "Lịch in tuỳ tiện".
Ngày 23/8, một cuộc toạ đàm mang tiêu đề rất kêu: “Lịch in tùy tiện” đã quy tụ nhiều nhà khoa học và đại diện Cục xuất bản (Bộ VHTT) tham dự tại Hà Nội.

 

Cần phải nói rõ rằng nội dung cuộc toạ đàm này đã không gây được sự chú ý của giới làm lịch. Dường như họ biết rõ mọi tranh cãi sẽ chẳng thu được kết quả gì và họ vẫn phải tự bơi trong cơ chế mở tự do như hiện nay.

 

Giới xuất bản có thâm niên làm lịch như ông Tô Đăng Hải (Giám đốc NXB Khoa Học Kĩ Thuật), ông Trịnh Thúc Huỳnh (Giám đốc NXB Chính Trị Quốc Gia), ông Bùi Việt Bắc (Giám đốc NXB Văn Hoá Thông Tin) đều vắng mặt. Chỉ có lác đác vài người trong giới như ông Trần Tấn Ngô (Tổng giám đốc Công ty Phát hành sách Việt Nam), ông Nguyễn Mậu Tùng (nguyên Trưởng Ban Lịch nhà nước), ông Trần Tiến Bình (thuộc Ban lịch Nhà nước) ông Lê Quang Khôi (Phó giám đốc NXB Nông Nghiệp), ông Lê Thành Lân (nhà nghiên cứu lịch). Đại diện Cục Xuất bản có ông Lý Bá Toàn (Cục phó Cục Xuất bản) tuy nhiên, theo lời ông Toàn thì " Tôi vừa từ TP.HCM ra, tôi chưa nhận được giấy mời dự cuộc toạ đàm này..."

 

Mở đầu cuộc toạ đàm, ông Lê Thành Lân liên tiếp chỉ trích ông Trịnh Tiến Điều (Trưởng Ban lịch nhà nước) đã tính sai lịch, không làm tròn trách nhiệm dẫn đến tình trạng các nhà xuất bản làm lịch (lịch âm) sai theo. Ông khó chịu vì các NXB luôn luôn cho ra đời các cuốn sách lịch mà theo ông chỉ là rác, không có tác dụng gì cho người đọc. Cùng chia xẻ quan điểm này, ông Nguyễn Mậu Tùng cho rằng: “Các tài liệu in lung tung, lịch trong nước in loạn cả, dẫn đến lịch thay đổi cả ngày tết, ngày rằm…Cục quản lý không chặt trong khi quy định nhà nước đã có từ năm 1968”.  

 

Đáng ngạc nhiên nhất tại cuộc toạ đàm này là ý kiến của ông Trần Tiến Bình, người đang làm trong Ban lịch Nhà nước. Không những ông Trần Tiến Bình tán đồng quan điểm của ông Lê Thành Lân và ông Nguyễn Mậu Tùng mà còn đi xa hơn nữa khi yêu cầu nhà quản lý công khai số liệu lịch trên phương tiện truyền thông đại chúng để tránh tình trạng sai sót. Ông Bình cho rằng đã đến lúc Cục Xuất bản không nên để người dân nghi ngờ lâu hơn nữa. Ông Bình đề xuất ý kiến nên bãi bỏ Ban lịch nhà nước, vì ban lịch này chẳng giúp ích được gì hơn nữa nó còn làm sai nhiệm vụ của mình.

 

Về phía phát hành lịch, ông Trần Tấn Ngô cũng cho rằng Cục Xuất bản chưa làm tròn chức năng của mình, để tình trạng lịch sai phạm nhiều trên thị trường. Ông cho rằng nên quan tâm đến ngày âm lịch nhiều hơn vì lịch block có bán được là do nhiều chi tiết phong phú. Ông lên án Ban lịch Nhà nước đã không hoàn thành nhiệm vụ vì không đưa ra tiêu chí đúng cho các nhà làm sách, các block lịch. Ông Ngô tâm sự: “Tôi hoang mang vì đọc nhiều bài báo phản ánh về lịch sai quá nhiều”.

 

Soạn: AM 875539 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Lê Thành Lân (trái), ông Trần Tiến Bình (giữa) và ông Nguyễn Mậu Tùng.

Đại diện Cục xuất bản, ông Lý Bá Toàn không đồng ý với tên chủ đề của toạ đàm “Lịch in tùy tiện”. Theo ông, không có sự tùy tiện trong in lịch. Số liệu lịch lấy từ Ban lịch Nhà nước cho đến năm 2010 là hoàn toàn đúng vì nó đã được hội đồng khoa học nhà nước thẩm định và thông qua nên nó có tính pháp lý bắt buộc.

 

Về việc đăng ký số lượng lịch 2007 lên đến 116 triệu bản cũng chỉ là con số ảo, theo như ông Toàn, năm nay con số lịch được in thực tế cũng chỉ  dao động từ 16 đến 17 triệu bản. Các NXB cũng như phía liên kết không dại gì ném tiền qua cửa sổ. Ông đồng ý rằng năm nay các nhà làm lịch sẽ lúng túng vì lịch bị xã hội hoá, nhưng họ sẽ chấp nhận cho dù là lỗ.

 

Ông Toàn khẳng định rõ: Số liệu lịch của Ban lịch nhà nước không bao giờ sai, vì nó đã được thẩm định qua hội đồng. Các NXB phải lấy số liệu lịch từ Ban lịch nhà nước, tuân thủ các nguyên tắc trong Thông Tư số 61 ra ngày 15/6/2006. Ngoài ra, NXB nào in ấn sai phải đính chính trên các phương tiện truyền thông và sẽ bị xử phạt.

 

Cũng cần phải nói rõ hơn rằng, sai sót về lịch (lịch âm) mà các đại biểu tham dự nhiệt tình phản đối thuộc 2 loại: lịch phơi và các sách lịch thế kỷ (sách lịch in quá thời hạn 2010). 

 

Kết thúc cuộc toạ đàm, có lẽ chính những người tham dự cũng hiểu rõ các vấn đề khúc mắc thuộc chuyên môn hẹp như ngày, tháng lịch âm, tiết lịch Trung Quốc và tiết lịch Việt Nam cần hiểu như thế nào cho đúng đã mất hút như hòn đá rơi xuống nước! Tuy nhiên, tất cả các ý kiến đều phải thừa nhận rằng số liệu lịch (lịch dương) của Ban lịch Nhà nước từ nay cho tới năm 2010 là chính xác và có tính pháp định. 

  • Từ Nữ Triệu Vương

Ý kiến của bạn?

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,