221
5082
Chuyên đề
chuyende
/vanhoa/chuyende/
867036
Hoàng Thành Thăng Long trong tương quan với các kinh đô cổ
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Hoàng Thành Thăng Long trong tương quan với các kinh đô cổ
,

(VietNamNet) - Việc phát hiện di chỉ 18 Hoàng Diệu đã đủ chứng tỏ những giá trị vô giá của kinh thành Thăng Long từ nghìn năm trước còn lại trong lòng đất, đủ khiến ta thấy may mắn khi nhờ sự bảo tồn của lòng đất mà ta, và các thế hệ con cháu, sẽ còn nhiều cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

Soạn: HA 962877 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Dấu tích kiến trúc thời Lý - Trần ở hố D4 - D6 (khu D)

Giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long (được phát lộ năm 2003) đã được các nhà khoa học trong nước cũng như các chuyên gia quốc tế, kể cả ông tổng giám đốc UNESCO đánh giá rất cao, hoàn toàn xứng đáng để được công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

Mỗi cố đô có một hệ giá trị riêng mà chỉ mình nó có, việc so sánh Hoàng thành Thăng Long với các cố đô Cổ Loa, Hoa Lư và Huế chỉ nhằm khẳng định thêm những giá trị cực kỳ quý hiếm của di chỉ Hoàng Thành, cố đô Thăng Long 1000 năm văn hiến. Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và GS Phan Khanh đã rất thống nhất khi đưa ra những góc nhìn thú vị trong sự so sánh này. 

Theo GS Phan Huy Lê, các chứng tích và các công trình nghiên cứu khảo cổ học đã cho phép khẳng định chắc chắn Cổ Loa là kinh đô cổ nhất, là tòa thành sớm nhất của toàn khu vực Đông Nam Á. Ngay từ thế kỷ thứ III trước công nguyên (cách nay khoảng 2300 năm), một kinh thành với quy mô lớn có đủ ba vòng thành tổng cộng trên 16 km như Cổ Loa là cực hiếm. Kinh thành Cổ Loa còn tận dụng thiên nhiên triệt để khi sông Hoàng Giang nối vào trong thành thành hệ thống hào, để từ đó có thể xuôi ngược khắp đồng bằng Bắc Bộ, qua sông Hồng, sông Thái Bình, sang Lục Đầu Giang, lên cả sông Cầu, sông Thương, sông Lục Ngạn. Giá trị của di chỉ Cổ Loa nằm ở chỗ: là kinh thành cổ xưa nhất Đông Nam Á. 

Trải qua mấy nghìn năm biến đổi, dấu vết của ba vòng thành trên mặt đất hiện chẳng còn được bao nhiêu, lại đang bị xâm hại nặng nề. Những nỗ lực "cứu" Cổ Loa dường như lại làm "hại" tới những dấu vết còn sót lại kia nhiều hơn. Cũng may vì còn trong lòng đất Cổ Loa cả một kho tàng, theo lời GS Phan Khanh. Trống đồng đã tìm được ở đây, rồi chỉ một hố khảo cổ mà tìm thấy vài vạn mũi tên đồng, mới năm 2005 còn phát hiện dưới lòng đất cả một cơ sở sản xuất vũ khí, có lò nấu đồng, có khuôn đúc giáo, khuôn đúc mũi tên đồng giống hệt những mũi tên ta đã phát hiện ở đây.

May mắn cho Cổ Loa, vì dù chỉ là kinh đô trong vài chục năm, sau đó trải qua hơn 2000 năm thăng trầm, qua bao sự biến thiên, thì những dấu tích, và nhất là cái hồn của cố đô vẫn còn đó, vẫn thúc giục những thế hệ hậu sinh nâng niu gìn giữ giá trị lịch sử. 

Soạn: HA 962813 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Mộ cổ thời Lý tìm thấy ở Hố A4

Kinh đô Hoa Lư lại có một vai trò lịch sử đặc biệt, dù chỉ tồn tại trong non nửa thể kỷ (từ 968 đến 1010, đến khi Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của triều Lý, quyết định dời đô về Thăng Long). Theo lời GS Phan Khanh, vị vua đầu tiên của nước Việt thống nhất “đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông ngòi làm thành quách”, tạo một “quân thành” mang nặng tính phòng ngự. GS Phan Huy Lê cũng nhấn mạnh nhiều đến yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của kinh cố đô Hoa Lư. Về thực chất, kinh đô Hoa Lư mang tính quân thành nhiều hơn kinh thành, thích hợp trong "chiến đấu" nhiều hơn việc ổn định chính trị, phát huy văn hiến, mở mang kinh tế.   

Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới đầu tiên của nước Việt ta được UNESCO công nhận. GS Phan Huy Lê đánh giá cao kiến trúc của cố đô Huế, bởi đó là kết quả của sự giao lưu văn hóa, có tiếp thu di sản phương Tây. Chẳng thế mà dù thời gian là kinh đô không thật dài, chỉ non một thế kỷ rưỡi (từ 1802 đến 1945), lại còn rất trẻ so với tuổi đời của các cố đô, Huế vẫn được sự công nhận rất trân trọng của thế giới. “Chẳng cần nói nhiều về Huế, vì ai đến đó cũng tự cảm nhận được những giá trị”, GS Phan Khanh đã nói như thế về kinh thành cuối cùng của Việt Nam.  

Lùi về quá khứ, nhắc về Cổ Loa, Hoa Lư, hay cố đô Huế, ta càng hiểu rõ hơn giá trị quý giá của Hoàng thành Thăng Long, của “tầm cỡ vượt trội, nhất là về bề dày thời gian và tính liên tục. Khai quật khảo cổ đã xác định được dấu vết của thành Đại La hơn 1000 năm về trước. Rồi những nền cung điện, những kiến trúc kinh thành cổ... Quả thật, khó tìm trên thế giới một kinh đô có bề dày lịch sử nghìn năm, giờ vẫn là “kinh đô” của nước Việt Nam hiện đại.  

Nhắc đến Hoàng thành Thăng Long là nhắc đến tính liên tục của các lớp văn hóa Lý - Trần - Lê  được giấu kỹ dưới lòng đất, mà nếu không có cuộc khai quật bất ngờ năm 2003 tại số 18 Hoàng Diệu thì vẫn là bí mật, vẫn chỉ là những lời văn trong sử liệu, qua những bản đồ khá sơ lược. GS Phan Huy Lê gọi di tích này là “bộ sử bằng di vật” của kinh thành Thăng Long, để từ đó ta hiểu được rất nhiều về kiến trúc, về bản sắc văn hóa, về sự kết hợp thiên nhiên (thích nghi và tận dụng), kết hợp triệt để giao thông đường thủy, xử lý không gian…  

Soạn: HA 962873 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giếng nước cổ thời Đại La - hố B9

Về các công trình kiến trúc nổi thì Hoàng Thành Thăng Long không còn được bao nhiêu (nghĩa là thua xa Huế), quý nhất và xưa nhất đến giờ chỉ có nền điện Kính Thiên và Đoan Môn của thời Lê Mạc (hậu Lê), Cấm Thành cũng không còn mấy, Hoàng Thành chỉ còn mấy đoạn, cửa ô duy nhất chỉ còn ô Quan Chưởng… Nhưng việc phát hiện số 18 Hoàng Diệu đã đủ chứng tỏ những giá trị vô giá của kinh thành Thăng Long từ nghìn năm trước còn lại trong lòng đất, đủ khiến ta thấy may mắn khi nhờ sự bảo tồn của lòng đất mà ta, và các thế hệ con cháu, sẽ còn nhiều cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

Theo GS Phan Huy Lê, nhờ vị trí của Cấm Thành không thay đổi qua các triều đại, nhờ ngày xưa chủ yếu là san nền rồi xây lên, có đào móng trụ cũng chỉ trên dưới 1m cho các chân cột nên các nền kiến trúc cũ được lấp đi, vì thế dù là “phế tích” nhưng giá trị còn rất rõ, các chuyên gia quốc tế quý Hoàng Thành Thăng Long bởi qua bề dày cả ngàn năm mà còn bảo tồn được như vậy là rất hiếm.  

Di tích Hoàng Thành Thăng Long cũng thể hiện nét đặc sắc của bề dày văn hóa biểu thị trong các kiến trúc, di vật, cách xử lý xây dựng cấu trúc đô thành, cách ứng xử quan hệ với thiên nhiên (qua các di chỉ khảo cổ dòng sông, con thuyền). Hay từ câu chuyện những viên gạch có tên đại phương, phiên hiệu quân đội mà cảm phục tính tổ chức và trách nhiệm cao của các thế hệ cha ông. Nhờ khảo cổ học, ta có thể tìm hiểu về cuộc sống cung đình, thấy sự hội tụ của kiến trúc tiêu biểu nhất, di vật tiêu biểu nhất của bề dày văn hóa Việt Nam. Đó không chỉ là việc của thế hệ này, mà của cả những thế hệ sau.

Soạn: HA 962791 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giếng thời Lê - Hố A6

Soạn: HA 962793 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hệ thống cống thoát nước phía Đông của kiến trúc nhiều gian ở khu A
Soạn: HA 962797 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Con đường lát gạch hoa chanh - Di tích Đoan Môn
Soạn: HA 962799 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chi tiết một chân tảng đặt trên trụ móng sỏi - Hố A20
Soạn: HA 962807 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Dấu vết nền cung điện thời Lý - Hố A20
  • Khánh Linh
    Ảnh: Lê Anh Dũng (chụp lại từ cuốn Hoàng Thành Thăng Long, quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị APEC 2006)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,