LHP Cannes 2004:
Cuộc "xâm lăng" của điện ảnh Châu Á
11:46' 26/05/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - LHP Cannes kết thúc bằng cuộc "xâm lăng" của những giá trị văn hoá châu Á. Một lần nữa, ngay cả Hollywood cũng phải thừa nhận, điện ảnh châu Á đang lên ngôi.

Hàn Quốc chói sáng tại LHP Cannes

Đoàn làm phim "Old boy" trên bục nhận giải tại LHP Cannes lần thứ 57 vừa qua.

Đạo diễn Hàn Quốc (HQ), Park Chan-wook vừa giành giải Grand Prix tại LHP Cannes vừa rồi với bộ phim Old Boy tràn đầy tin tưởng vào cú đột phá của điện ảnh châu Á thời gian tới. "Chúng tôi không có cảm giác mình là người ngoài tại Cannes. Những giá trị văn hoá châu Á xuất hiện ngày càng nhiều trong các bộ phim được sản xuất tại nhiều quốc gia trên thế giới. Từ điện ảnh đến đồ ăn, tất cả đều mang đậm sắc thái châu Á", Park phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua (25/5) vài giờ sau khi về nước. Old Boy là bộ phim thứ 2 của HQ được vinh danh tại LHP danh tiếng này sau Chihwaseon (2002).

Dựa trên một cuốn sách hài của Nhật bản, Old Boy là một câu chuyện kỳ lạ và đáng để nghiền ngẫm về một người đàn ông đã tiến hành một trả thù sau khi bị giam cầm và tra tấn suốt 15 năm bởi một kẻ bắt cóc không rõ danh tính. Khi được công chiếu vào tháng 11 năm ngoái tại Hàn Quốc, Old Boy đã kéo được hơn 3 triệu người đến rạp. Mới đây, bộ phim này đã bán bản quyền cho Hãng Universal Pictures với phiên bản phụ đề tiếng Anh được làm lại tại Hollywood. Sau thành công tại Cannes, Old Boy dự kiến sẽ được chiếu lại tại HQ vào đầu tháng 6 tới.

Hồi đầu năm, thị trường phim Hàn Quốc chuyển động dữ dội với cuộc chạy đua không cân sức giữa 2 bộ phim gây sự chú ý đặc biệt đối với công chúng HQ: SilmidoTaegukgi. Tại thời điểm này, Old Boy là mối quan tâm đặc biệt của người hâm mộ. Bên cạnh Old Boy , Woman Is the Future of Man (HQ), một số bộ phim châu Á khác cũng đã tạo nên một màn trình diễn đầy ấn tượng tại LHP lần này. Đó là: Nobody Knows, Innocence (Nhật Bản) và Tropical Molady (Thái Lan)...

Báo hiệu cơn sốt châu Á

Một cảnh trong "The last samurai".

Có một thực tế không thể phủ nhận là điện ảnh thế giới mà tiêu biểu là Hollywood đang chịu ảnh hưởng không nhỏ của màu sắc châu Á. Cannes năm nay được coi là LHP của châu Á mặc dù được gắn mác Pháp "xịn". Bằng chứng rõ ràng nhất của sự ảnh hưởng này là những bộ phim của đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, Quentin Tarantino trong loạt phim Kill Bill Vol.1 và 2 với những món đòn Kung fu vốn được coi là đặc sản của châu Á.

Bất cứ ai đã từng xem bộ phim Kill Bill: Vol 1&2 hẳn sẽ nhận thấy hơi hướng của nghệ thuật Nhật Bản và Trung Quốc. Đây chỉ là một trong số rất nhiều bộ phim ăn khách của Hollywood "ăn cắp" ý tưởng của châu Á. Có thể kể ra đây một danh sách dài những bộ phim như vậy: The Last Samurai, Paycheck (Lật mặt), Hiệp sĩ Thượng Hải, Ma trận... Thật dễ giải thích khi tất cả những cảnh quay trong Ma trận đều được dàn dựng bởi đạo diễn hành động số 1 hiện nay của HongKong, Yuen Wo-ping. Rất nhiều cảnh sử dụng súng được học từ những bộ phim của đạo diễn Ngô Vũ Sâm và kịch bản thì chịu sự chi phối của đạo Phật. Thêm vào đó, người anh hùng trong loạt phim Ma trận, Neo Anderson do Keanu Reeves thủ vai đều được lấy từ nguyên mẫu là chiến binh cổ xưa của Trung Quốc, Wu Xia.  

"Kill Bill", sự pha trộn giữa văn hoá Đông - Tây.

Điện ảnh châu Á bắt đầu được công chúng Mỹ biết đến sau Thế chiến 2 khi một số lính Mỹ đóng quân tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các bộ phim xuất xứ từ châu Á chỉ thực sự nổi tiếng sau khi huyền thoại Lý Tử Long xuất hiện. Và nhiều năm, Hollywood đã thực sự biết đến cái tên Thành Long sau hàng loạt những bộ phim võ thuật xuất sắc của anh mà tiêu biểu là Giờ cao điểm. Đạo diễn Ngô Vũ Sâm cũng đã rất thành công với những bộ phim mang đậm màu sắc của HongKong ngay từ đầu thập niên 90 trong đó có The Killer, Hard-Boiled, Nhiệm vụ bất khả thi 2 Paycheck.

  • B.H

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Võ thuật trong phim Lục Vân Tiên (25/05/2004)
''Nữ hoàng rắc rối'' đến VN (25/05/2004)
Cơ hội cho các "mầm non" điện ảnh (25/05/2004)
Hồ Xuân Hương lên sóng truyền hình trực tiếp! (24/05/2004)
''Người đàn bà mộng du'' sang Thượng Hải (21/05/2004)
Thêm một mùa "Sao Mai" lấp lánh! (20/05/2004)
Điện ảnh cho miền núi: thiếu và chưa phù hợp! (20/05/2004)
"VTV Bài hát tôi yêu" lần 3 có bớt hay? (20/05/2004)
LHP Nhật Bản tại Hà Nội (19/05/2004)
Vĩnh biệt đạo diễn, NSND Lê Mạnh Thích (18/05/2004)
"Dị nhân 2" đổ bộ rạp Hà Nội (18/05/2004)
Phim "Troy" thu 45,6 triệu USD sau ba ngày (17/05/2004)
Điện ảnh Việt Nam: Thiếu chuyên nghiệp hay thiếu...? (16/05/2004)
Neil Jordan, đạo diễn của những thách thức (15/05/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang