Chương trình văn học truyền hình cần được củng cố
14:34' 30/10/2003 (GMT+7)

Việc Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với Truyền hình Việt Nam xây dựng chương trình văn học truyền hình là một sáng kiến đáng ghi nhận. Qua truyền hình, chúng ta nói về ngành của chúng ta, nghề của chúng ta, đó là cách nhanh nhất, tiện nhất để văn học tiếp xúc với bạn đọc.

Được biết, Hội Nhà văn VN giao cho Hãng phim Hội nhà văn và Tạp chí Nhà văn xây dựng chương trình này. Qua 10 số (mỗi tháng một số, 30 phút, phát vào 18 giờ 30 thứ ba của tuần thứ hai hoặc tuần thứ ba trong tháng) tuy chưa gây được ấn tượng mạnh cho khán giả nhưng đã bắt đầu tạo được những điểm nhấn nhất định đáng khích lệ.

Mỗi số đều có thảo luận về các vấn đề văn học nước nhà đang được bạn đọc quan tâm. Chẳng hạn như văn học trẻ, phê bình văn học hiện thời đều được trình bày với những tiếng nói đa sắc, đa chiều, chứng tỏ môi trường thảo luận dân chủ là có thật. Chân dung các nhà văn cũng đã có cách làm tạo ra được những phác thảo chân dung bằng hình khá chân thực. Phần bút ký truyền hình là một sáng tạo đáng khen. Tiếc rằng sự đáng khen ấy mới chỉ dừng lại ở ý tưởng, còn việc thể hiện thì khá nguệch ngoạc chứng tỏ nghiệp vụ xi-nê vẫn rất i-tờ.

Nếu đem ra để chê bai thì thú thực còn rất nhiều. Nhưng đây lại là một chương trình khó làm, lại do mấy ông nhà văn làm hình thì những lỗi ấy khó có thể thể tất được so với những cố gắng của họ.

Trong khi giáo dục đã làm cho các em sợ văn, các báo văn hiện thời chữ nghĩa khô khan nhạt nhẽo đã làm cho mọi người chán đọc, thì việc chuyển tải văn học qua các kênh truyền hình trở nên cần thiết, thậm chí cấp bách trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên để khán giả có thể yêu thích nó, cần phải kết cấu lại chương trình. Phần tin văn nếu có phải làm thế nào để khán giả hào hứng thấy được đời sống đa chiều của văn học Việt chứ không phải tin hội nghị, hội thảo, hay tin sách của các nhà văn cấp tướng và bạn bè cánh hẩu, một cách quảng cáo vô duyên để bán sách.

Phần chân dung các nhà văn phải đặc biệt giới thiệu các nhà văn trẻ chứ không phải cứ độc canh mấy nhà văn ít nhiều đã có thành tựu. Nên chú tâm và kiên trì giới thiệu các nhà văn trẻ, đấy là cách cổ xuý văn học nước nhà. Trình bày những thẩm định đa chiều các sáng tác mới trên văn học truyền hình bao giờ cũng gây chú ý đối với khán giả.

Và cuối cùng, cái quan trọng nhất là tiền. Lấy đâu tiền để xây dựng một chương trình khó như thế này là vấn đề Hội Nhà văn VN có lẽ không muốn nghĩ tới. Mà Hội lại không thể phó thác sống chết mặc bay cho chương trình này theo cái cách Hội làm với hầu hết các cơ sở khác của Hội. Vì chương trình này muốn hay không cũng là bộ mặt, tiếng nói của của Hội trước quảng đại quần chúng.

Có tiền rồi ta cố làm cho tốt. Làm tốt rồi thì thể nào "nhà đài" chẳng mở hầu bao đãi cho mươi phút nửa giờ nữa và cho phát vào thời gian đông người xem. Chứ không phải như bây giờ, chẳng qua kẹt quảng cáo thừa thời lượng thì cho mấy ông nhà văn lên đó nói dăm điều ba chuyện chờ đến chương trình thời sự. Tất cả tuỳ thuộc vào quyết tâm xắn tay áo của Hội Nhà văn, chứ cứ ngồi vỗ đùi đánh đét: "Tốt, tốt, tốt", thì muôn năm chẳng có gì ích nước lợi nhà. 

(Theo TT&VH)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nhà văn Hoàng Quốc Hải - Người viết lịch sử bằng văn (21/10/2003)
Một thế giới không có đàn bà “lên” phim (17/10/2003)
Nhà văn Lê Văn Thảo: Văn chương không phải như công nghệ, tin học... (17/10/2003)
Tìm kiếm những trang viết về nông thôn (15/10/2003)
Phê bình văn học đang tự hạ thấp mình? (06/10/2003)
Người Nam Phi đăng quang Nobel Văn học 2003 (03/10/2003)
Bán được 8.000 bản sách thiếu nhi của Madonna tại Anh (26/09/2003)
Những người thắp lửa cho thơ! (23/09/2003)
Hai nhà văn Việt Nam dự hội thảo quốc tế về tiểu thuyết của Kim Dung (17/09/2003)
Các nhà văn VN sẽ tham gia Hội chợ sách quốc tế tại Goothenburg (15/09/2003)
Xuất bản "Nhật ký trong tù" - bản viết tay của Bác (11/09/2003)
Sưu tầm gần 460 tác phẩm sử thi Tây Nguyên (10/09/2003)
"Để thành công phải biết từ chối những cuộc tiếp khách quá dài" (05/09/2003)
"Bill Clinton": Mối tình lãng mạn ở Đại học Yale (30/08/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang