Lắng nghe "Tiếng vọng những mùa qua"
10:52' 19/12/2003 (GMT+7)

Bìa sách "Tiếng vọng những mùa qua".

 

 

(VietNamNet) - Đối với người làm ruộng thì có mùa mùa cày, mùa cấy, mùa gặt... Với người bán trái cây thì có mùa nhãn, mùa xoài, mùa chôm chôm... Mỗi công việc đều có những mùa riêng. Và với những người làm công tác nghiên cứu, phê bình văn học thì có... những mùa văn chương. Có lẽ, khi lấy nhan đề cho tập sách của mình là "Tiếng vọng những mùa qua", TS.Nguyễn Thị Thanh Xuân cũng có ý này.

Mỗi năm, ở miền Bắc có bốn mùa, ở miền Nam khoảng hai - ba mùa, và những mùa đi qua chất đầy trên trang viết của chị những suy tư, nhận cảm. Mùa nối mùa. Ngót 20 mươi năm, "Tiếng vọng những mùa qua" vừa được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành là tập tiểu luận phê bình gồm  khoảng 30 bài viết của chị về thơ và văn xuôi đã được công bố. Đi vào thế giới "Tiếng vọng những mùa qua", bạn đọc sẽ gặp lại những khuôn mặt nhà văn, nhà thơ đã góp phần làm nên bộ mặt cho văn học miền Nam nói riêng và cả nước nói chung của thế kỷ trước, như Sương Nguyệt Anh, Đông Hồ, Hoàng Tố Nguyên, Đoàn Giỏi, Trần Bạch Đằng, Viễn Phương... Lý Lan, Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân... cùng với những nhận định về các vấn đề của văn chương Nam bộ những thập niên đầu và cuối của thế kỷ XX...

 

Tuy không phải là những "phát kiến" văn chương nhưng "Tiếng vọng những mùa qua" vẫn có cái gì đó nhẹ nhàng và tinh tế đọng lại trong lòng người đọc những âm vang của cảm xúc. Như lời chị tâm sự một cách khiêm tốn ở đầu sách: "Hình như những gì tôi viết nơi đây  vẫn còn quen thuộc với điều mà Đinh Gia Trinh đã từng nhận định cách nay hơn 60 năm - "Văn chương Việt Nam thiên về tính cách một "văn chương của trường hợp". Một trường hợp tâm lý, một trường hợp ngoại vật khiến nhà văn cầm bút viết (Hoài vọng của lý trí, Nxb.Văn học, 1996). Chỉ có điều không ngẫu nhiên chút nào là phần lớn những trang viết của tôi gắn liền với mảnh đất phương Nam, nơi tôi được sống, được che chở và yêu thương...".

  • Công Chương

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Duyên thơ với lịch thơ (11/12/2003)
Tổng kết đời văn qua "Tuyển tập" (08/12/2003)
“Tác gia kịch nói và kịch thơ” – chân dung nghệ sĩ Sân khấu của Hoài Anh (08/12/2003)
Trao giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2002- 2003 (05/12/2003)
"Mr. Peabody's Apples" của Madonna đứng đầu Top cuốn sách bán chạy nhất (03/12/2003)
Nguyễn Văn Hầu và "Diện mạo Văn học dân gian Nam bộ" (01/12/2003)
465 người thi viết truyện ngắn cho thanh niên, học sinh (29/11/2003)
Trao giải thưởng cuộc thi viết ''Vì biển xanh quê hương'' (26/11/2003)
Viết văn và làm khoa học vì người nghèo (26/11/2003)
Thầy, cô qua những trang văn (18/11/2003)
Các cây viết trẻ TP.HCM nghĩ gì? (15/11/2003)
“Thi pháp truyền Kiều" mang lại điều gì mới mẻ? (07/11/2003)
Nhà văn trẻ với cuộc chiến mưu sinh (06/11/2003)
Phê bình văn chương và những phát sinh “ngoài văn chương” (06/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang