Gặp tác giả "Thoát khỏi ngục tù SG, chúng tôi tố cáo"
12:41' 03/05/2004 (GMT+7)
Chân dung André Menras.

(VietNamNet) - Cuốn “Rescapés Des Bagnes De Saigon, Nous Accuson” (Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - chúng tôi tố cáo) của André Menras - một người Pháp yêu Việt Nam (Nguyễn Vĩnh và Thu Hà dịch) vừa được NXB Trẻ tái bản.

Một buổi gặp mặt cảm động giữa tác giả cuốn sách cùng với hơn 50 cán bộ cách mạng lão thành từng bị bắt giam đã diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM do Nhà xuất bản Trẻ phối hợp cùng Thành Đoàn TP.HCM tổ chức.

André Menras đã từng bị chính quyền Sài Gòn kết án tù chung với các cán bộ cách mạng Việt Nam, sau khi ra tù đã tổ chức nhiều hoạt động ủng hộ mạnh mẽ cho cách mạng Việt Nam và phong trào hòa bình trên thế giới.

Vài nét về tác giả

Ông André Menras tại thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM - (Ảnh: Lam Điền)

André Menras quê ở Bê-di-ê, tỉnh Hô-rôn. Sinh tháng 12/1945 ”Bị gọi đi làm nghĩa vụ quân sự, tôi xin sang Việt Nam… Sở dĩ tôi sang Việt Nam là vì tôi muốn phiêu lưu, phát hiện mt dân tộc mới, một đất nước mới...

Jean Pierre Debris sinh tại vùng Anzin, vùng mỏ miền Bắc nước Pháp, ngày 27/3/1944… Ông kể: “Năm 1968, đi làm nghĩa vụ quân sự… Tôi được điều sang Việt Nam… Tôi thích Việt Nam; tôi cảm thấy mình có liên quan đến Việt Nam như bất kỳ ai khác; đối với một sinh viên, đó là chuyện thường thôi”. Và ông đã kết hôn với một cô gái Việt Nam tên là Hòa.

… Jean Pierre và tôi, chúng tôi quen nhau trên máy bay chở khoảng 15, 16 thanh niên đi làm nhiệm vụ “hợp tác”. Ngay sau khi tới Sài Gòn, chúng tôi đã có ấn tượng giống nhau về những kẻ đại diện phái bộ văn hóa Pháp mà thái độ, hành động sau này đã gây cho chúng tôi một sự bất bình, và những phản ứng khác nhau…ngay khi vừa tới, người ta đã cảm thấy tinh thần đẳng cấp ấy rồi”. Lúc này ông đã tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn tiếp tục cuộc chiến đấu, ở ngay trên đất Pháp.

Chính vì những gì “mắt thấy tai nghe” và là nhân chứng nên hai ông đã có những cách làm việc riêng của mình để phản đối chiến tranh.

Ngày 25/7/1970 có một sự kiện chấn động dư luận: hai Pháp kiều là Jean Pierre Debris và André Menras công khai phất cao lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trước mặt trụ sở quốc hội của chính quyền Sài Gòn

Đây là một đòn tấn công chính trị cực kỳ ngoạn  mục, có thể ví như một cuộc đánh bom cảm tử. Bom nổ ở nơi được xem là an toàn trong hang ổ của địch. Bom nổ ra từ bầu nhiệt huyết trong trái tim của những con người giàu lòng nghĩa hiệp, yêu hòa bình, yêu tự do và yêu thương đồng loại. Quả bom này không gây sát thương cho ai nhưng tiếng vang của nó rất lớn, có sức lay động lòng người và hạ nhục uy thế của kẻ thù.

Cái giá mà Jean Pierre Debris và André Menras phải trả cho hành động của họ là những năm tháng bị giam cầm trong khám Chí Hòa. Cũng chính nhờ những thử thách nghiệt ngã trong chốn lao tù mà tình cảm và nhận thức của hai anh về chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam càng được củng cố - vững vàng, sâu sắc hơn bao giờ hết… Sau khi mãn hạn tù, Jean Pierre và André bị trục xuất ngay về Pháp và họ cũng bước ngay vào một cuộc chiến đấu mới: cổ động các phong trào hòa bình phản chiến và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Cuốn sách có 3 phần: Phần I: Chúng tôi “đã đến, đã đi và đã thấy…” gồm 25 phần nhỏ là những trang viết về hiện thực Việt Nam, phản ánh sinh hoạt đời thường và những bất công trong xã hội, nhất là cảnh bắt bớ, tù đày đòi trả tự do… diễn ra quyết liệt. Hai tác giả đã từng vào tù ra khám “trong hai năm rưỡi” vì “hoạt động lật đổ” đòi quyền tự do. Trong hồi ký “Mặt trận Dân tộc Giải phóng Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris về Việt Nam” bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước đã từng kể:“…Tôi còn giữ một kỷ niệm đặc biệt, đêm lễ Saint Sylvestre, giao thừa, 31/12/1972 rạng ngày 1/1/1973… cùng kéo nhau ra sân bay đón hai “chiến sĩ quốc tế” trẻ: anh André Menras và Jean Pierre Debris, vừa trở về sau hai năm rưỡi bị tù ở Chí Hòa (hai anh là giáo viên tù Pháp sang làm nghĩa vụ ở miền Nam Việt Nam, bị tù vì treo lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng lên tượng đài “lính cộng hòa” tại Sài Gòn dựng trước Nhà hát thành phố… Chỉ một ngày không kịp nghỉ ngơi sum họp với gia đình, hai anh đã họp báo tại Paris rồi Bruxeelles với số nhà báo hết sức đông đảo. Anh nói với cha mẹ: “Bây giờ chúng con hạnh phúc rồi. Chúng con phải làm việc, vì các bạn con tính mạng còn hiểm nguy trong nhà tù". Hai anh đi nói chuyện ở nhiều thành phố lớn ở Pháp và châu Âu, xong lại đi công du vòng quanh nhiều bang nước Mỹ”.

Thủ bút tiếng Việt của André Menras.

Phần II: André Menras - cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn. Về cuộc đấu tranh 46 ngày đêm của André Menras trên tháp chuông nhà thờ St.Nazaire: Đó là những khoảng khắc của người lính Pháp leo lên 159 bậc thềm của giáo đường St.Nazaire để chiếm lĩnh tháp chuông, mở đầu cuộc đấu tranh 4 ngày đêm để đòi lại công bằng cho mình.

Phần III: Trở lại Việt Nam không có những trang viết bằng chữ mà ở đây người đọc sẽ nhận ra những hình ảnh rất gần gũi với Việt Nam.

Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc Việt Nam kết thúc thắng lợi bằng thời khắc lịch sử 30/4/1975. Trong đó, có những chiến công thầm lặng của những bạn bè quốc tế. Thoát khỏi ngục tù Sài Gòn - chúng tôi tố cáo của Jean Pierre Debris và André Menras đã được xuất bản cách đây 30 năm (1974 – 2004) và nhân NXB Trẻ  tái bản lần này, André Menras đã sang thăm Việt Nam cùng giao lưu với các tù nhân năm xưa mà các ông gọi là “Bộ tộc Tà Ru” (Tù Ra). Cuốn sách là một bằng chứng về chính nghĩa cao cả của cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ nhưng vinh quang mà nhân dân Việt Nam đã trải qua, được ghi lại bằng trái tim trung thực của hai người bạn Pháp.

  • Giáp Nguyễn

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phạm Ngọc Dương và ranh giới giữa hạnh phúc,khổ đau (03/05/2004)
Thơm ngon chè bưởi, chè sen mùa hè! (02/05/2004)
Những "gia đình" thống trị Hollywood (30/04/2004)
Trọng Tấn ra album ''Việt Nam Tổ quốc tôi 2'' (29/04/2004)
Thoại Mỹ và show cải lương “đồng hành với tuổi trẻ” (28/04/2004)
Quán giải khát... tại gia (28/04/2004)
"Chợ quê ngày hội" - nét hấp dẫn của Festival Huế (28/04/2004)
"Sêkhốp - một nụ cười độ lượng" (28/04/2004)
30/4 - ra rạp xiếc để... cười (28/04/2004)
NH cải lương Trần Hữu Trang lưu diễn miền Tây (27/04/2004)
Thiếu Sơn - nhà văn yêu nước, nhà phê bình lớn (27/04/2004)
''Thiên nhiên và con người'' (26/04/2004)
Cùng Lê Giang "Bộ hành với ca dao" (25/04/2004)
Bếp trưởng Didier Corlou và nỗi đam mê... nước mắm! (25/04/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang