(VietnamNet) - Deanne Fitzmaurice, 47 tuổi, nữ phóng viên ảnh của tờ Chronicle, San fransisco đã đoạt giải thưởng Pulitzer cho phóng sự ảnh chụp trong năm 2004 kể lại những nỗ lực của các bác sĩ cứu chữa vết thương cho Saleh Khalaf, một bé trai Iraq 9 tuổi bị tai nạn về mìn.
|
20.Ở Oakland, cả gia đình phải làm quen lại với nhau. Bà Hadia trêu chồng và nói rằng ông trông rất buồn cười khi không để râu và bị lên cân |
Những bức ảnh của Fitzmaurice được tờ The Chronicle đăng tải trong 5 số báo cùng bài viết của phóng viên Meredith May với tiêu đề “Cuộc phẫu thuật trái tim sư tử”, tên gọi mà các bác sĩ đặt cho cậu bé Saleh Khalaf. Fitzmaurice bắt đầu chụp ảnh bé Saleh cùng gia đình em từ ngày 10/11/2003. Khi nhận nhiệm vụ từ toà soạn, cô tới chụp những bức ảnh đầu tiên về cậu bé khi cậu đang điều trị tại Viện nhi Oakland. Công việc tưởng chừng không tốn nhiều công đã cuốn hút Fitzmaurice tới 1 năm trời. Cô tới thăm chú bé hàng tuần, dõi theo tiến triển sức khoẻ của em, những cố gắng để được nhập cư và tới Jordani để từ đó đi với một nửa gia đình em đến Mỹ.
Deanne Fitzmaurice, 47 tuổi: “Tôi không hề nghĩ tới giải Pulitzer khi tôi chụp những bức ảnh đó. Tôi chỉ thấy đây là việc quan trọng nhất mà tôi đã từng làm. Đó cũng là việc làm có ý nghĩa nhất của tôi. Saleh mang đến thật nhiều cảm xúc, tôi cảm giác như đây là việc mang chiến tranh đến gần chúng ta hơn”
Giải Pulitzer trị giá 10 nghìn đô la là giải thưởng báo chí danh giá nhất của Mỹ. Những ứng cử viên của giải phóng sự ảnh gồm có Jim Gehrz của tờ Star Tribune ở Minneapolis-St. Paul với bức ảnh một nữ quân nhân đang hồi phục những vết thương, Luis Sinco của tờ Los Angeles Times với bức ảnh khuôn mặt một người lính thuỷ Mỹ sau một ngày chiến đấu.
Deanne Fitzmaurice làm việc cho tờ The Chronicle đã 16 năm. Chồng cô, Kurt Roger cũng là một phóng viên ảnh của tờ báo. Giải Pulitzer mà cô dành được là giải đầu tiên của tờ The Chronicle kể từ khi cố phóng viên Herb Caen của báo được trao giải Pulitze đặc biệt vì sự nghiệp báo chí năm 1996. |
Chuyện của Saleh Khalaf
|
19. Căn hộ mới của gia đình đẹp hơn nhiều so với căn nhà đổ nát, không điện của họ ở Iraq. Người cha cùng con trai nhảy một điệu múa Arập. | Trên đường đi học về ngày 10/10/2003, Saleh nhặt được một quả mìn mà em tưởng là quả bóng. Anh trai Dia 16 tuổi của Saleh, chạy lại hòng ngăn cản em mình. Mìn nổ! Dia chết. Saleh bị vỡ bụng, mất mắt trái và hai tay. Hình ảnh cuối cùng mà người thân của Saleh còn nhớ được là cảnh mẹ Saleh ôm chặt lấy em, trong cơn tuyệt vọng bà cố nhét mớ ruột của em vào trong ổ bụng.
Các bác sĩ phẫu thuật của Không quân Mỹ bỏ qua điều lệnh, cố gắng cứu Saleh ngay trong phòng cấp cứu dã chiến. Trong số hàng ngàn trẻ em bị thương, chết trong cuộc chiến ở Iraq và hàng loạt các vụ đánh bom tự sát, bắt cóc và chặt đầu thì Saleh là đứa trẻ may mắn được đưa sang Mỹ để chữa trị. Đi theo chăm sóc Saleh là ông Raheem cha em. Việc Saleh được đưa sang bệnh viện Nhi Oakland - Mỹ điều trị là sự đóng góp không nhỏ của giới truyền thông.
Tuy nhiên, đó lại trở thành một “bi kịch” đối với gia đình em. Ở Iraq, người ta đã nhìn thấy hình ảnh cha con ông Raheem trên TV và quân nổi dậy nghi ngờ cha em, ông Raheem, làm gián điệp cho Mỹ. Gần 1 năm sau đó, gia đình bà Raheem Hadia luôn phải lẩn trốn lực lượng nổi dậy bởi những kẻ đeo mặt nạ luôn rình rập quanh nhà. Ảnh ông Raheem chồng bà bị treo tại nơi công cộng cùng với lệnh truy nã. Hai bố con Saleh không còn đường về Iraq!
Suốt 15 tháng sau đó, Saleh Khalaf luôn phải giành giật sự sống và trải qua vô số cuộc phẫu thuật. Các bác sĩ bệnh viện Nhi Oakland vô cùng ngạc nhiên bởi sức chịu đựng của cậu bé và họ đặt tên cho cậu là “Trái Tim Sư tử”. Tuy nhiên, sự đau đớn trong các cuộc phẫu thuật cũng không sánh được nỗi đau phải sống xa mẹ của cậu.
|
18. Em chạy ngay tới ôm lấy mẹ, với Saleh, những vết thương không đau đớn bằng nỗi đau xa mẹ. |
Chuyện của người mẹ
Ngày 14/12, sau hơn 1 năm lẩn trốn và tuyệt vọng, bà Raheem Hadia chuẩn bị cho chuyến đi đầy mạo hiểm. Cả gia đình mất 14 tiếng đi ô tô đến Amman, Jordan để xin thị thực vào Mỹ tại sứ quán Mỹ ở Jordan. Con đường đến đó đầy mìn và súng máy tự động, cùng những kẻ bắt cóc luôn rình rập khách bộ hành. Thật kinh hoàng, bà Hadia nhớ lại gần tới biên giới Jordan, một chiếc xe chạy sau xe của gia đình bà bị bọn cướp bắt dừng lại, chúng nã súng xung quanh gia đình và bắt gia đình đó phải nộp toàn bộ số tiền tiết kiệm trị giá khoảng 800 đô la Mỹ. Quả thật bà và gia đình đã quá may mắn, chỉ ít phút sau khi xe vừa đi khỏi, đã có cuộc chạm súng dữ dội giữa quân Mỹ và quân nổi dậy.
|
17. Saleh cầm chiếc hộp nhẫn tặng mẹ khi cùng cha đi đón gia đình tại sân bay San Fransisco |
Tới biên giới Jordan, đoàn xe dài hàng cây số chờ tới lượt để sang bên kia biên giới. Ở đây những nhân viên hải quan tốt bụng đã đọc được câu chuyện về gia đình bà trên Website của tờ The Chronicle. Họ đưa chiếc xe của bà lên trước và nhanh chóng làm thủ tục cho cả gia đình. Sau vài ngày ở Jordan, cả gia đình đã có được thị thực vào Mỹ. Bà Hadia không hề biết rằng, câu chuyện về cậu bé Saleh được cả thế giới biết tới trên tờ The Chronical cùng các phương tiện truyền thông khác. Chính điều này đã khiến việc xin thị thực vào Mỹ thường phải mất cả năm trở nên dễ dàng với gia đình bà.
Ngày đoàn tụ
|
16. Ngay cả cậu bé Ali cũng cần ảnh để xin thị thực vào Mỹ. Cả gia đình ở Amman 5 ngày trước khi được đoàn tụ cùng Saleh và Raheem ở Mỹ. |
Máy bay hạ cánh ở sân bay San Fransisco, bà Hadia sửa lại tóc đuôi sam cho 2 con gái, bế bé Ali mới 6 tháng tuổi lên. Lần đầu tiên bé Ali được gặp bố và anh. Bà Hadia sửa lại mái tóc dưới tấm khăn choàng, hít một hơi dài và bước ra khỏi máy bay. Saleh chạy vào vòng tay mẹ, dấu mặt vào cổ mẹ và nói bằng cả tiếng Anh và tiếng Ả Rập “Con yêu mẹ, con yêu mẹ” còn người mẹ thầm thì: "Al Hamdulillah, Al Hamdulillah” (Ơn chúa).
Phóng sự ảnh: Cuộc phẫu thuật trái tim sư tử
|
1.Từ Baghdad đến Oakland, ông Raheem, cha của Saleh, ngồi bên giường an ủi cậu bé. | |
|
2. Saleh mất một mắt, mất tay phải và gần hết các ngón tay trái. Ruột cậu bé lòi ra ngoài, trong những tuần đầu sau tai nạn, bụng cậu được gắn bởi băng phẫu thuật | |
|
3. Raheem đang cầu nguyện tại Bệnh viện Nhi. Những người hảo tâm gửi hàng núi đồ chơi cho Saleh. | |
|
4. Ông Raheem luôn có mặt bên con trai trong hàng loạt cuộc phẫu thuật và ông luôn phải làm quen với những tập quán mới ở nơi ở mới | |
|
5. Saleh đang được phẫu thuật mắt. Mặc dù phải trải qua hàng chục cuộc phẫu thuật nhưng Saleh không bỏ cuộc | |
|
6. Saleh rất tức giận vì bị những em bé khác “nhòm ngó”, cậu vào phòng bệnh của mình và xin y tá cho vẽ tranh. Khi bút được buộc vào tay, cậu vẽ một chiếc máy bay đang dội bom | |
|
7. Saleh hồi phục nhanh chóng sau các cuộc phẫu thuật tay, mắt và ổ bụng. Cậu chơi bóng trong hành lang bệnh viện cùng người trực ca đêm Khaled Abdorabihe. | |
|
8. Saleh vui mừng nhảy trên chiếc đệm mới khi hai cha con đến căn hộ dành cho gia đình sau khi rời căn phòng tại bệnh viện nhi đồng. | |
|
9. Saleh để quên kính râm và rất buồn vì bị người lạ nhòm ngó khi đi mua bán cùng cha tại cửa hàng Albertson ở gần nhà | |
|
10. Saleh ngồi sụp dưới chân cha và khóc ngay bên ngoài. Raheem đưa con về, cậu bé vừa đạp vừa gào thét | |
|
11. Bạn học ở trường Park Day nghe Saleh kể về cuộc sống của mình ở Iraq. Kimiko Russell-Halterman (giữa) và Emma Davis (phải) chăm chú lắng nghe qua người phiên dịch | |
|
12. Owen Clark, Saleh và Austin Bisharat những người bạn Mỹ gốc Palestine cùng chơi với Saleh ở trường tiểu học Park Day. | |
|
13. Người cha - Raheem Khalaf làm việc từ 4 đến 8 giờ sáng tại viện nhi Oakland, vừ để kiếm sống vừa để chăm nom con trai. | |
|
14. Kareem, anh rể của Hadia giúp bà và con đi qua biên giới Iraq-Jordan. Họ còn phải vượt qua vùng đất không người, vùng nguy hiểm nhất trong toàn bộ chuyến đi. | |
|
15. Cả gia đình đã an toàn ở Jordan. Hadia bảo các con gái nằm xuống ghế để tránh sự chú ý của những kẻ bắt cóc khi họ đi qua vùng tây nam Iraq nơi “ngoài vòng pháp luật | |
|