Một tờ báo điện ảnh đang mở cuộc thi khá lạ tai: "Bình chọn diva Việt Nam 2005". Mục đích của cuộc bình chọn ấy mơ hồ như chính danh hiệu diva trong nhiều năm qua với những tranh cãi chưa ngã ngũ. Trong khi đó, các ca sỹ trẻ được đề cử, có người thành tựu còn quá mỏng, sự cống hiến còn hạn hẹp, phong cách biểu diễn và kinh nghiệm ứng xử non nớt...
Diva, theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp cổ, được dùng chỉ những nữ ca sỹ có giọng hát tuyệt vời và đem tiếng hát ấy làm đẹp cho đời. Tuy nhiên, sau giải Grammy năm 1992 tại Mỹ, từ diva đã không còn được hiểu theo nguyên nghĩa của nó mà mục đích chỉ để nhằm tán dương các nữ ca sỹ đang nổi tiếng. Trong khi đó, nền âm nhạc thế giới đang phải chứng kiến sự lãng quên không thể cưỡng lại được của công chúng đối với những diva quyến rũ, giàu có và quyền lực một thời như Whitney Houston, Mariah Carey, Céline Dion…Ngay cả những "công chúa POP" như Britney Spear, Christina Aguilera… cũng đang rất vất vả để tìm được sự quyến rũ đỉnh cao ngày nào. Có người còn cho rằng, diva bây giờ được hiểu như tên một loại búp bê dành cho trẻ em nhiều hơn.
Từ diva được du nhập vào Việt
Từ trái sang: Hồ Ngọc Hà, Khánh Linh, Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, những "ứng cử viên" của danh hiệu Diva Việt Nam 2005. |
Thế nhưng, gần chục năm qua đi, khi sự lãng quên của khán giả dành cho các diva đã thực sự xuất hiện (dù họ đều đã gồng mình cưỡng lại), thì lứa ca sỹ trẻ vẫn chưa ai đủ bản lĩnh, tài năng và sự bứt phá thay thế. Diva không phải là danh hiệu nghệ sỹ ưu tú hay nghệ sỹ nhân dân để được Nhà nước xét duyệt, lại càng không phải các giải thưởng như Mai Vàng, Làn Sóng Xanh để có thể dành cho các fan lao vào các cuộc bình chọn miệt mài rồi lĩnh thưởng. Và danh hiệu diva không phụ thuộc vào thời gian để có thể tổ chức các cuộc bình chọn hàng năm theo kiểu tổng kết và trao giải định kỳ. Diva phải là một sự tôn vinh của cả giới chuyên môn lẫn công chúng cho những nữ ca sỹ tài danh và có nhiều cống hiến, sáng tạo cho âm nhạc. Không biết có phải muốn "kích cầu" cho showbiz Việt hay không, tờ báo điện ảnh này đã nóng lòng nhờ khán giả bình chọn giúp danh hiệu "Diva Việt Nam 2005"?
Danh sách đề cử của tờ báo này cho danh hiệu diva 2005 bao gồm 9 nữ ca sỹ trẻ: Mỹ Lệ, Thu Minh, Mỹ Tâm, Hồ Quỳnh Hương, Khánh Linh, Ngọc Khuê, Đoan Trang, Thanh Thảo, Hồ Ngọc Hà… Chỉ nhìn sơ qua danh sách này đã thấy bất ổn, bởi thực sự về mặt thành tựu cũng như sức sáng tạo của các ca sỹ chênh lệch quá lớn. Đó là chưa kể, vào thời điểm bình chọn có nữ ca sỹ nghỉ để sinh con, một số ca sỹ khác chưa hề có hoạt động âm nhạc nào đáng kể; người chăm lo luyện giọng, kẻ mải mê chạy show kiếm tiền… Có những ca sỹ chỉ chuyên hát những ca khúc thị trường lai Tàu lai Thái, thậm chí có người còn nổi lên như một hiện tượng với các ca khúc vô nghĩa và hời hợt từng bị báo chí lên án.
Ca sỹ Mỹ Tâm được coi là người có thực lực, nhưng sau những nỗ lực tại liveshow bạc tỷ hồi đầu năm 2004 mà vẫn không được tôn vinh như một diva là bằng chứng cho việc cô quá dễ dãi với việc hát những ca khúc thị trường. Những ca sỹ trẻ như Đoan Trang, Khánh Linh, Ngọc Khuê đều có giọng ca tốt, nhưng điều mà khán giả băn khoăn chính là dấu ấn thực sự của họ với các ca khúc ở đâu. Khán giả cần các diva mỗi khi lên sân khấu là một lần biến hoá sáng tạo với chính ca khúc đã làm nên tên tuổi họ; hoặc nếu là ca khúc mới thì phải là một phát hiện (như Trên đỉnh Phù Vân trong trường hợp Mỹ Linh). Nhưng với các ca sỹ trẻ, trong thời buổi bấm nút minidisc và chạy show liên miên thì việc họ hát giống hệt nhau, cùng một bản phối khí, cùng một cách "hát trả bài" đã là chuyện không nên bàn cãi nữa. Vậy thì sự sáng tạo ở đâu?
Một điều nữa cần đặt ra là, dường như với nhiều ca sỹ trẻ, việc kiếm tìm danh hiệu để tăng cátxê từ một chuyện bất thường đã trở thành bình thường. Không ít ca sỹ trẻ sẵn sàng tìm mọi cách để đạt được mục đích, để nổi tiếng, để nhanh chóng kiếm tiền… Vậy cuộc bình chọn này cũng sẽ là bệ phóng, là một cuộc đua marathon quyết liệt để các ca sỹ nâng vị trí của mình (về góc độ thị trường).
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cuộc đua sẽ quyết liệt với 2 nữ ca sỹ, một Bắc một
Thông tin này còn chưa kịp lắng thì việc cô quá chậm trễ trong việc kê khai thuế thu nhập đã bị báo chí lên tiếng. Vậy thì, câu hỏi mà những khán giả yêu nhạc đặt ra cho các nữ ca sỹ: Có thực sự họ đem giọng hát cống hiến cho đời (theo cách mà người ta tôn vinh diva) hay chỉ coi đó như một công cụ kiếm tiền? Bởi nếu đúng như lời các ca sỹ thường nói "sẽ cống hiến cho âm nhạc đến giọt máu cuối cùng", thì chẳng lẽ ý thức công dân của họ trong việc nộp thuế lại kém đến thế?
Nếu có được càng nhiều diva nghĩa là nền âm nhạc Việt
(Theo CAND)
Theo bạn các ca sĩ được đề cử có thực là diva Việt Nam không? Nếu tham gia để cử và bầu chọn thì lá phiếu của bạn sẽ ghi tên những ai? Tại sao? Hãy bày tỏ quan điểm của mình theo cách sau: