221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
751895
Phát hiện khảo cổ quan trọng về lịch sử Do Thái
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Phát hiện khảo cổ quan trọng về lịch sử Do Thái
,

(VietNamNet) - Người ta sẽ phải viết lại lịch sử nếu ngôi làng vừa khai quật được tại Jerusalem được chứng minh là thuộc về người Do Thái.

Soạn: AM 669455 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ảnh chụp tại khu khảo cổ ngày 4.1.06 (AP)

Tại ngoại ô Jerusalem, các nhà khảo cố thuộc Cơ quan Phụ trách Di tích cổ Ixrael vừa phát hiện một ngôi làng cổ, rất có thể thuộc về người Do Thái ở ngoại ô Jerusalem. Phát hiện này khiến các nhà sử học phải xem xét lại câu chuyện lịch sử về cuộc trốn chạy hàng loạt của người Do Thái vào năm 70 sau Công nguyên, khi người La Mã phá hủy Đền thờ Do Thái ở Jerusalem.

Các hiện vật và tường nhà vừa đào được nằm trong một khu dân cư khá rộng, được quy hoạch cẩn thận và tồn tại sau việc phá hủy Đền thờ Do Thái. Nhiều bằng chứng cho thấy người Do Thái là chủ nhân của ngôi làng.

Theo bà Sklar Pames, người phụ trách công tác khảo cổ, những bình đựng nuớc bằng đá là một bằng chứng thuyết phục, bởi đá là chất liệu hoàn toàn không thấm nước, cho phép ngườ Do Thái chứa được nhiều chất lỏng khác nhau mà vẫn đảm bảo sự thanh khiết tôn giáo.

Từ các đồng xu và đồ gốm tìm thấy, người ta ước đoán cư dân đã sống tại ngôi làng vào khoảng năm 70 đến 132 sau Công nguyên. Bà Sklar Pames cùng 2 giáo sư Daniel Schwartz và Lee Levine thuộc trường Đại học Hebrew đồng ý rằng đây cũng là một bằng chứng nữa về chủ nhân Do Thái của ngôi làng. Rất có thể người dân ở đây đã bỏ trốn khi nghe tin về cuộc đàn áp Do Thái thứ 2 của người La Mã diễn ra vào khoảng năm 132 sau Công nguyên.

Tuy nhiên, theo giáo sư Lee Levine, chưa thể khẳng định chắc chắn đây là ngôi làng Do Thái bởi vẫn chưa tìm thấy những nhà tắm liên quan chặt chẽ với các nghi lễ Do Thái Giáo. Người ta cũng tìm thấy những bình rượu vang Italia, trong khi người Do Thái thời kỳ này đã ngừng sử dụng rượu vang không phải do người Do Thái sản xuất.

Theo giáo sư Daniel Schwartz, việc người Do Thái tiếp tục sống ở Jerusalem sau khi Đền thờ Do Thái bị phá hủy là "hoàn toàn hợp lý", nhưng họ có thể phải trả thuế cao hơn và phải làm các công việc lao động nặng nhọc.

Công việc khảo cổ này bắt đầu năm 2003 khi người ta định xây dựng đường sắt tại đây. Theo luật Ixrael, công tác khảo cổ phải được tiến hành trước khi các dự án được xây dựng.

  • T. Giang (theo AP)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,