221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
758578
Việt Tú: "Chẳng có cơ hội đánh ai bao giờ!"
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Việt Tú: 'Chẳng có cơ hội đánh ai bao giờ!'
,

(VietNamNet) - Dường như trong con người anh, sự bứt phá, sự sáng tạo luôn sôi sục chẳng thế nào kìm hãm. 29 tuổi, độ tuổi vừa đủ độ chín với cuộc đời nhưng còn quá trẻ so với những gì đạo diễn Việt Tú đạt được.

 

 

Đạo diễn Việt Tú

Tự thấy mình còn thiếu điều gì?

- Chắc là phải đi hỏi mọi người thôi. Sao nhỉ, tất cả những cái gì mình nhìn nhận bản thân mình nó rất là mơ hồ, chủ quan, hơn là để mọi người nhìn vào và đánh giá. Kể cả có hỏi là khuyết điểm của tôi là gì tôi cũng không nói được.

Tôi chỉ có thể nói được rằng sau tất cả những gì mình đã trải qua, sau tất cả những gì đã có được, thì tôi vẫn đang rất tự tin vào bản thân. Điều đó rất là quan trọng. Nếu bạn không tự tin bạn sẽ không thể làm bất cứ điều gì, đúng không?

Để bảo vệ chủ kiến của mình, anh phải...?

- Có nhiều cách, tùy từng hoàn cảnh, từng đối tượng. Nhất là đối với một đạo diễn, tôi không thể áp dụng cách đối xử với người này vào người kia được. Bởi như thế sẽ rất là tai hại, nó sẽ tạo ra những phản ứng ngược.Có thể tôi nói với bạn câu này được nhưng nói với người kia lại không lọt lai. Chính vì thế mình cần phải hiểu tâm tính của người đối diện để cư xử, đối thoại cho hợp lý. Đấy, kỹ năng quan trong nhất của một đạo diễn đó là phải biết kết nối mọi người.

Đạo diễn Việt Tú còn thiếu điều kiện gì để tạo nên dấu ấn?

Tôi không thích những câu hỏi kiểu mặc định như thế. Tôi nghĩ rằng cũng chẳng riêng gì mình đâu, tất cả những đạo diễn khác cũng thế, sau khi mình làm xong rồi, đều có cảm giác là nếu được làm lại mình sẽ làm tốt hơn. Điều hạn chế nhất, điều thiếu nhất đối với các đạo diễn ở Việt Nam hiện nay là Kinh phí, điều này tôi cũng đã từng nói rất nhiều lần.

Tất cả các đạo diễn thường xuyên phải đối mặt với vấn đề đó. Có hai mặt của một vấn đề là như thế này, nếu muốn làm theo ý mình, thì lâu dần người ta sẽ không muốn mời nữa, và không chỉ không làm việc với mình mà còn bị mang tiếng là chảnh, kiểu như kén cá chọn canh.

Nhưng thực sự ra mà nói, sâu thẳm vấn đề là gì? Người ta từ chối vì ở cái tên tuổi của người ta, số tiền đó không đủ an toàn để người ta không bị mất uy tín. Và cái số tiền đó cũng không đủ để mà hấp dẫn người ta làm một cái gì đó mới mẻ hơn thì người ta phải từ chối thôi. Chứ tiền thì ai chẳng thích? Nhưng vấn đề là nhiều khi mình phải từ chối, phải biết chọn việc.

Nhưng nếu nhiều tiền mà làm được hay thì nghe có vẻ dễ quá!

- Ai bảo thế? Có phải ai có nhiều tiền cũng làm hay được đâu? Nhưng nếu không có đủ kinh phí thì làm sao mà hay được giữa thời đại công nghệ đổ bộ như vũ bão thế này?! Cuộc sống phát triển thế này, bảo không có tiền mà vẫn làm hay, thì chịu. Một chương trình mà người ta cho mình điều kiện tối đa để mình làm việc mà mình không phát huy hết khả năng của mình thì họ mới có quyền nói: Đấy, cái ông này ông ấy cứ đổ tại chứ có tiền ông ấy cũng có làm được đâu! Chẳng có gì lý tưởng bằng khi mà đạo diễn có ý tưởng mà lại được làm trong một môi trường hết sức thuận lợi, tất cả mọi người đều tạo điều kiện để cho mình phát huy hết khả năng. Lúc ấy chương trình mà không hay thì cứ đầu đạo diễn mà "giã" thôi chứ còn gì nữa!

Điều gì luôn làm cho anh phải trăn trở?

- Tiếng Anh có một câu rất hay :"Take it easy" - làm cho mọi chuyện trở nên nhẹ nhàng hơn. Luôn luôn là sống và hưởng thụ hết những gì mình đang có. Tôi chỉ nghĩ là tôi đang được làm những gì mình thích, được ủng hộ và được mọi người biết đến, đấy, chẳng có gì bằng. Suy cho cùng, cuộc sống chỉ cần bằng đấy thứ! Chẳng thể nào đòi hỏi hơn được. Chỉ cần, làm gì cũng đừng để phải hối hận.

Anh có hối tiếc điều gì không?

- Hiện tại thì chẳng có điều gì phải hối tiếc cả. Nói thật đấy!

Soạn: AM 685069 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Tôi chẳng nghĩ tôi đã làm được gì!" - Việt Tú

Điều gì mà anh nghĩ là mình có thể làm tốt hơn mà mình chưa làm?

- Tất cả những gì mà mình đang có, tôi đều cảm thấy rất tự hào.

Khi mới vào nghề, anh đã được là lựa chọn thứ hai khi Hà Trần không mời được đạo điễn Phạm Hoàng Nam cho Nhật Thực, còn bây giờ, anh có nhận lời nếu biết mình là dự bị?

Tôi nghĩ vấn đề là mình thích hay không thích. Còn đâu, cũng như các cầu thủ đá bóng, tất cả muốn được đá chính thì phải là dự bị trước đã. Mà nhiều khi đá chính ngay chưa chắc đã phải là tốt, đúng không?! Nói chung tất cả mọi thứ đều phải có thiên thời - địa lợi - nhân hòa.

Cứ nhìn mà xem, có nhiều người được trao ngay vào tay những chương trình lớn rồi có làm nổi đâu. Xong rồi sau đó trở đi mất tự tin rồi không làm được nữa. Vấn đề tôi chẳng sợ là mình làm thay thế ai cả. Chỉ thích hay không thích, nghĩ ra cái gì hay hơn người ta hay không. Chứ chưa bao giờ tôi bị áp lực bất kể một vấn đề gì liên quan đến tên tuổi.

Nhiều người bảo Việt Tú làm "Con đường âm nhạc" bị thất bại?

- Tại sao lại gọi là thất bại? Đối với tôi chương trình đấy quá thành công.

Nhiều sạn quá!

Sạn thì chương trình nào cũng có. Phải tận mắt xem và so sánh tất cả mọi chương trình thì mới nói được chứ! Có nhiều người bảo: Thằng Tú thuận lợi vì nó làm truyền hình thì được nhiều người biết đến. Thuận lợi thì sao họ không nhảy vào mà làm đi? Toàn những người khôn ngoan cả. Chê trách, phán xét thì rất là dễ. Nhưng mà muốn chê thì phải tìm hiểu những điều kiện người ta có trong tay để làm những việc ấy, thì hẵng nói. Mọi người ai cũng bảo truyền hình thuận lợi. Thuận lợi cái gì? Phải thích nghi tất cả những việc kiểu như cơ chế, các thủ tục...Tất nhiên, cũng có thuận lợi. Nhưng không phải rời truyền hình thì muốn làm gì sẽ thuận lợi hơn những người khác.

Cứ thử nghĩ mà xem, không thể trả ca sĩ như là giá tiền bên ngoài được, mà ca sĩ có rất nhiều sự lựa chọn, tại sao người ta vẫn lựa chọn Con đường âm nhạc? Bất kể ca sĩ nào tham gia chương trình này đều là tự nguyện. Cứ thử hỏi các nhạc sĩ và ca sĩ xem họ có vui, có thoải mái khi tham gia các số Con đường âm nhạc mà tôi làm không? Thế thì tại sao nói là không thành công? Sao, còn muốn vặn vẹo gì về chương trình âm nhạc không?

Có những chương trình ca sĩ thì hát sai lời, bối cảnh sân khấu thì quá chật hẹp...

Tôi tôn trọng những quyết định cá nhân, tôi chỉ có thể nói thế! Giống như bây giờ có người lại bảo tôi thích chương trình ấy, mà không phải một người đâu nhé, nhiều người ấy chứ. Nó chia làm nhiều luồng dư luận, thế nó mới là xã hội. Chứ tất cả mọi người cùng thích hoặc là cùng không thích thì chán chết, đâu còn là xã hội. Mà rõ ràng là Con đường âm nhạc có tạo ra được ảnh hưởng xã hội đấy chứ! Phải làm đi, phải đối mặt với những khó khăn, thì mới biết được. Ngồi mà phán thì dễ lắm! Còn khi nào, bảo là đưa cho thằng Việt Tú vài triệu đô làm một chương trình, mà làm không hay, có sạn nọ sạn kia thì mới trách được. Chứ tôi nói thật, trong cái điều kiện mà mình có thì tổ chức được như thế, có đáng trân trọng không? Đáng trân trọng quá đi ấy chứ!

Tự tin thật đấy! Ai giúp anh có được điều đó?

- Tất nhiên! Bởi vì tôi làm đúng! Tôi có cái may mắn là ngay từ khi còn bé, bố mẹ tôi đã dạy tôi là "Con phải làm những việc gì con thích!". Và bố mẹ tôi ủng hộ hết. Trong 4 năm đi làm truyền hình, gần như bố mẹ tôi không bao giờ nhìn thấy đồng lương nào của tôi. Hồi ấy bố tôi bảo: "Con bây giờ mới 24 tuổi, con còn quá trẻ để phải chịu áp lực về tiền bạc. Không phải cứ mang tiền về cho bố mẹ thì mới là người trưởng thành. Con phải được làm những việc con thích và xã hội ghi nhận những việc con làm. Đấy mới là người trưởng thành!". Đấy, thế nên phải làm tốt để có thể tự tin chứ!

Soạn: AM 685587 gửi đến 996 để nhận ảnh này

"Đá dự bị thì có sao, đá chính ngay chắc gì đã tốt"

Khi còn nhỏ có tưởng tượng ra mình sẽ làm gì khi lớn lên không?

- Ồ, hồi bé, nếu mà để tôi tự nhận xét bản thân tôi, thì nó vô thức lắm. Toàn bị chú ý bởi những việc không đâu thôi. Nghĩa là toàn thích những thứ quỷ quái, toàn nghịch ngợm thôi. Không phải là người có định hướng. Chỉ mãi đến xong năm thứ 2 của ĐH Sân khấu Điện ảnh thì tôi mới tập trung vào học. Trước đấy là toàn đi chơi, ham chơi kinh khủng. Ham chơi một cách có ý thức, heheee...Tất nhiên, vẫn phân biệt được đúng sai, vẫn học hỏi được những điều tốt từ bạn bè, chứ không đến nỗi hư hỏng.

Hồi bé có hay đánh nhau không?

- Không! Hồi bé, đi học sớm một năm, nên bé nhất lớp. Toàn bị đánh chứ chẳng bao giờ có cơ hội đánh ai! Trẻ con ấy mà!

Bảo vệ mình thì cậu bé Việt Tú làm thế nào?

Nào có được bảo vệ! chưa kịp trả lời đã bị đấm cho một cái rồi thì còn bảo vệ cái gì nữa? Không có cơ hội! Còn bây giờ, cũng giống như một huấn luyện viên của một đội bóng ấy, phải làm sao thuyết phục các cầu thủ rằng chiến thuật của mình đưa ra có phù hợp với trận đấu đó hay không. Và đương nhiên nếu thất bại thì HLV phải chịu trách nhiệm trước thất bại đấy, không thể đổ lỗi cho cầu thủ, trước tiên phải do huấn luyện viên.

Anh có vẻ ham mê bóng đá quá nhỉ?

Tôi rất lười xem, không bao giờ thức đêm xem bóng đá cả, vì như thế sáng hôm sau sẽ không thể dậy để làm việc được. Thỉnh thoảng nếu phát lại thì xem, nhưng mà cứ hỏi xem cầu thủ nào mới chuyển nhượng sang câu lạc bộ nào, rồi tình hình bóng đá ra sao là biết hết đấy. Đơn giản là xem báo, internet...ui giời, update (cập nhật) lắm!

  • Đinh Bích Ngọc

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,