221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
774856
Di tích làng Cả: Hồ "phong thủy" đành chứa nước thải?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Về việc "lấn đất Vua Hùng" ở Việt Trì:
Di tích làng Cả: Hồ 'phong thủy' đành chứa nước thải?
,

(VietNamNet) - Một phần di tích làng Cả (Việt Trì, Phú Thọ), mang dấu ấn của kinh đô Văn Lang xưa, có nguy cơ biến thành hồ nước thải của Nhà máy mì chính Miwon (Công ty Miwon VN). Cho tới thời điểm này, việc bảo tồn toàn vẹn di tích làng Cả rất mong manh...

Hơn 30 năm "phá" di tích

Di tích làng Cả nay thuộc địa phận phường Thọ Sơn- Thành phố Việt Trì - Phú Thọ, cách Hà Nội khoảng 52km, vốn là một quả đồi thấp, diện tích khoảng 1,8km2.  

Những năm 1970, nhà máy Miến-Mì chính được phép ủi phẳng quả đồi. Nhiều di vật ngẫu nhiên phát lộ, đưa đến hai cuộc khai quật "chữa cháy" vào năm 1976 và 1977. Qua đó, giới khảo cổ phát hiện ra một di tích có khả năng chứng minh một cách thuyết phục sự tồn tại và phát triển của kinh đô Văn Lang thời các vua Hùng và cả thời kỳ tiền Hùng Vương.

Soạn: AM 727541 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Các phần bo đậm là phần đất Miwon xin mở rộng. Hồ nước bên phải có diện tích 31.100m2 chính là phần đang lấn vào di tích làng Cả (Di tích bao gồm cả rừng cây). Thông báo của tỉnh ký ngày 4/1/06 đồng ý cấp khoảng 15.000m2 thuộc hồ bên phải này, tức là một nửa về phía bờ tường Nhà máy.

Gần đây, Công ty Miwon lại có ý định mở rộng nhà máy lần nữa. Tổng diện tích mà Miwon xin cấp thêm là 62.700 m2, trong đó có tới 30.000m2 "ăn lẹm" vào di tích làng Cả. Bất chấp những phản đối của dư luận và ngành văn hoá địa phương, thông báo mới nhất của UBND tỉnh được ký ngày 4/1/2006 đã đồng ý cho sử dụng khoảng 13.000-15.000m2 trong diện tích đó để..."làm hồ xử lý nước thải" của nhà máy.

Hồ "phong thủy" của làng sẽ chứa nước thải?

Điều bất hợp lý ở đây là dự án của Miwon "chọi" nhau với Dự án xây dựng, đầu tư, tôn tạo, bảo tồn di tích làng Cả đang được khẩn trương hoàn thành với mục đích đưa làng Cả thành một khu tham quan lịch sử- văn hoá với nhiều hạng mục đa dạng như bảo tàng ngoài trời, nhà trưng bày, khu ẩm thực v.v..

Soạn: AM 727497 gửi đến 996 để nhận ảnh này
PGĐ bảo tàng tỉnh, ông Nguyễn Anh Tuấn đang chỉ cho Phóng viên khu vực Hồ nước nơi tỉnh định cắt cho Miwon

Bước đầu lập dự án, Sở VHTT Phú Thọ đã giới hạn di tích làng Cả trong khoảng 7 ha. Song, với quyết định trên, Dự án phải xoay xở trong 3,5 ha còn lại, tức là mất đi một nửa!

Mặc dù khu vực hồ nước mà tỉnh thông báo sẽ cắt cho Miwon không còn di vật sau cuộc san ủi và khai quật chữa cháy năm 1976-77, nhưng niệc cắt bớt phần đất này sẽ phá vỡ không gian tổng thể của khu di tích - nơi dự kiến sẽ xây dựng cổng làng, bến nước trong quần thể công viên làng Cả.  

Soạn: AM 727495 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Di vật làng Cả

Đợt khai quật lớn tại làng Cả vào cuối năm 2005 đã phát hiện 22 mộ táng có niên đại trên 2500 năm. PGS.TS Trịnh Sinh (Viện Khảo cổ học VN) nhận định: "Các mộ táng thuộc thời kỳ Hùng Vương này đã khẳng định tại đây là một trung tâm kinh tế lớn bậc nhất của nước ta thời dựng nước".

Tính đến nay làng Cả đã phát lộ 314 ngôi một cổ. Tại đây còn tìm thấy nhiều hiện vật đặc trưng văn hoá Đông Sơn có niên đại 2300 năm như rìu, mũi giáo, đồ dùng bằng đồng, bình, vò gốm...

Ông Phạm Bá Khiêm, PGĐ Sở VHTT Phú Thọ cho biết: "Có thể sẽ áp dụng  một phương án trung dung là hai bên dĩ hoà vi quý, tận dụng phần đất phía đường vành đai Việt Trì vừa làm hồ nước thải của Miwon, vừa làm hồ "phong thủy" của di tích". Không biết ý nghĩa phong thủy của sẽ ra sao khi nước trong hồ toàn là nước thải công nghiệp.

Bài học đắt giá về quản lý văn hóa

Điều khá ngạc nhiên là đã 40 năm kể từ khi phát lộ, chính quyền đại phương không hề quan tâm đến việc đăng ký bảo vệ di tích làng Cả, kể cả là công nhận di tích cấp tỉnh! Vì lẽ đó, đất của làng không được bảo vệ bởi Luật di sản văn hóa, dẫn đến chuyện Miwon xin phép được mở rộng vào đất của làng.  

Đến lúc "nước ngập đến cổ", ngành văn hoá mới vội vàng lập hồ sơ xin công nhận di tích cấp quốc gia, đồng thời hoàn thành Dự án bảo tồn khu di tích. Cả hai việc này đều phải diễn ra vội vã trong tháng 3/2006.

Để Miwon xin mở rộng đất trước khi di tích trở thành một loại hình được bảo vệ bởi Luật di sản văn hoá là thất bại mở đầu của những người quản lý văn hoá. Tuy thế, văn bản của UBND tỉnh về việc đồng ý giao đất di tích cho nhà máy Miwon mới chỉ dừng lại ở một thông báo, chưa phải là quyết định chính thức. Để bảo vệ di sản có một không hai này của dân tộc, một quyết định đúng đắn lúc này vẫn còn chưa muộn!

  • D.Huyền 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,