221
5082
Chuyên đề
chuyende
/vanhoa/chuyende/
825590
Lịch bloc 2007: Tự do hay "Cá lớn nuốt cá bé"?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Lịch bloc 2007: Tự do hay 'Cá lớn nuốt cá bé'?
,

(VietNamNet)- Con số 116 triệu bản lịch block mang tính chất "tung hoả mù" cho thấy thị trường lịch bloc sẽ nghiêng về xu hướng cạnh tranh hơn là liên minh.

Soạn: AM 855351 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Trịnh Thúc Huỳnh (Giám đốc NXB Chính trị Quốc gia), ông Bùi Việt Bắc (Giám đốc NXB Văn hoá - Thông tin), ông Trần Tấn Ngô (Tổng giám đốc Công ty sách VN)

> Lịch 2007: Các tiết Trung Hoa được Việt hoá như thế nào?

Theo tin từ Cục Xuất bản, có 116 triệu bản lịch bloc đã được 40/52 nhà xuất bản đăng ký trong kế hoạch sản xuất lịch 2007. Con số này đã vượt 7 - 8 lần so với nhu cầu về lịch mà Cục Xuất Bản đưa ra từ đầu vụ (14,5 triệu - 16 triệu bản). Cục Xuất đã đưa ra cảnh báo về tình trạng khủng hoảng thừa để các Nhà Xuất bản cân nhắc. Thời gian sắp tới, Cục Xuất bản sẽ tổng hợp số lượng và chủng loại, thông báo công khai để các NXB biết và tự điều chỉnh kế hoạch, tránh tình trạng dư thừa.

Như vậy, năm 2007có thể coi là năm đầu tiên thị trường lịch bloc thực sự ở tình trạng "thả nổi". Con số 116 triệu bản mang tính chất "tung hoả mù để giữ miếng" cho thấy thị trường lịch bloc sẽ nghiêng về xu hướng cạnh tranh hơn là liên minh. Nhiều người lạc quan cho rằng người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ môi trường tự do nhưng chính bản thân các NXB và các nhà phát hành lại cho rằng người được lợi nhất chính là phía liên kết và đầu nậu. Vậy thật ra, vấn đề lịch bloc có đáng hoảng như "tin đồn" hay không? Hay mọi thứ vẫn đang ở phía trước? Dưới đây, những "đại gia" của làng lịch bloc sẽ nói gì về điều này?

Đăng ký ảo vì các NXB... chảnh, không ngồi bàn với nhau 

Các ông nghĩ sao về con số 116 triệu bản lịch bloc 2007 mà các NXB đã đăng ký?

Soạn: AM 855335 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Trịnh Thúc Huỳnh (Giám đốc NXB Chính Trị Quốc Gia):  116 triệu chỉ là con số đăng ký, còn người ta xuất bản đúng con số đó hay không luật không bắt buộc. Đúng là những NXB phải phòng khi cần thiết, còn xuất bản bao nhiêu, xuất bản thời điểm nào là đang trong quá trình ... bí mật. Lịch bloc là mặt hàng nhạy cảm, thời vụ, thu lợi lớn, nên ngay trong các NXB trước đây cùng nhóm và cùng ban điều hành chung cũng đều bí mật với nhau. Cho nên không riêng gì các nhà sản xuất, các NXB và các nhà phát hành cũng đang giữ kín. Hiện nay chúng ta phải chờ đợi đến tháng 10 hay tháng 11 là chúng ta sẽ biết được.

Soạn: AM 855339 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Trần Tấn Ngô (Tổng giám đốc Công ty sách Việt Nam): Con số 116 triệu lịch bloc là quá bất hợp lý. Tôi làm lịch 16 năm và chưa bao giờ có số lượng lên đến 116 triệu bloc lịch, cao nhất cũng chỉ là 14 triệu bản.  116 triệu là con số ảo, bởi không lẽ đến trẻ sơ sinh cũng dùng lịch? Nhưng tôi đang lo ở chỗ các NXB sẽ không làm đến con số 116 triệu nhưng vài chục triệu thì dám lắm! Vì NXB nào cũng bí mật, mạnh ai nấy làm, xã hội hoá rồi thì ai quản lý? Nguy hiểm nhất là khi anh xuất bản và anh phát hành phải lo cải tiến mẫu mã, lo làm sao để triết khấu linh hoạt thì anh tư nhân là lại có lợi. Tư nhân cứ để các NXB cạnh tranh nhau chán chê, đến tháng 9, NXB nào mẫu mã đẹp thì tư nhân nối bản. Như vậy các NXB sẽ chết. Điều đó hết sức bất hợp lý.

Soạn: AM 855341 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Bùi Việt Bắc: (Giám đốc NXB VHTT) Tôi biết đó chỉ là con số ảo. Chúng tôi đăng ký 5,5 triệu lịch bloc. Chúng tôi dự định làm như vậy, đồng thời căn cứ vào thị trường để xuất bản. Nếu bán được hàng thì làm tiếp. Những nhóm làm lịch và Tổng Công ty Sách Việt Nam nắm tương đối sát tiêu thụ hàng năm, như năm ngoái làm trên 13 triệu đã bắt đầu ế mất mấy trăm ngàn bloc rồi. Lịch bloc chỉ phát triển từ 5%-10% mỗi năm nên năm nay lên đến 16 triệu bloc là cùng, nếu các NXB làm lịch bloc như đã đăng ký thì sẽ thừa rất nhiều. Theo tôi biết, đợt I in lịch vẫn ế cả triệu bản. Không biết các đợt tiếp theo vào vụ chính thì sẽ ra sao.

Tại sao các ông không ngồi lại với nhau để tránh đưa ra con số ảo? Năm 2006 lịch bloc chỉ tiêu thụ đến 13 triệu bản. Việc tung hoả mù bằng cách đăng ký 116 triệu thì giải quyết được vấn đề gì?

Soạn: AM 855339 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Trần Tấn Ngô: Tôi nghĩ năm sau, Cục nên giao cho Hội Xuất Bản vì Hội Xuất bản là tổ chức ngành nghề, có nhiệm vụ bảo vệ của thành viên của Hội. Cứ đưa tổng lượng về Hội, Hội sẽ phân bổ. Vì trong việc này, Cục căn cứ vào Luật xuất bản, đáng lẽ Cục phải vào cuộc, không thể vô cảm trong lúc này, vì vấn đề này nhạy cảm. Tôi cho là Cục đang lúng túng vì áp lực rằng họ tham gia vào sâu thì không được.

Soạn: AM 855335 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Trịnh Thúc Huỳnh: Đúng là các NXB đã không ngồi lại với nhau, nhưng nếu ngồi được cũng khó. Vì quá trình chuyển đổi từ điều hành chung sang xã hội hoá sẽ dẫn đến sự đòi hỏi phải khẳng định thương hiệu của mình trên thương trường.



Nhưng nếu đưa về Hội, liệu có sự công bằng hay không?

Soạn: AM 855339 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Trần Tấn Ngô: Nếu ngồi vào bàn công khai thì sẽ công bằng. Chứ cứ tính trạng này thì thiệt hại sẽ rơi vào ba ngành Xuất bản; In và Phát hành, còn tư nhân không hề thiệt hại. Năm nay tôi nghĩ sẽ xuất hiện đầu nậu nhiều!

 

Phía liên kết và đầu nậu: "Ngư ông đắc lợi"

Có nghĩa là các NXB cứ việc bí mật chơi canh bạc của mình, còn phía liên kết và đầu nậu chễm chệ thế ... ngư ông?

Soạn: AM 855335 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Trịnh Thúc Huỳnh: Tôi vẫn khẳng định rằng NXB sẽ không được lợi gì mà chỉ có phía liên doanh và các đầu nậu được lời. Tư nhân hay đầu nậu chỉ cần thay đổi mẫu mã lạ, mới, giá thành giảm một chút là thắng lớn. Nhưng phải chấp nhận cuộc cạnh tranh giữa các NXB và tư nhân. Các NXB không còn độc quyền như trước đây để giành được sự chủ động. Như vậy cũng thấy được cách làm ăn của các NXB, sẽ tránh đi được kiểu … “bịt mắt ăn tiền” của dân. Tôi cho rằng tư nhân sẽ thắng lớn vì cách làm của họ linh động hơn bộ máy của NXB. Tư nhân thích nghi nhanh hơn, nên phần lời chính sẽ rơi vào tay tư nhân còn khó khăn thuộc về NXB. Nhưng các NXB không dại gì bỏ vốn để làm một cái việc thừa ế, hay tồn đọng dẫn đến sạt nghiệp phá sản, nên họ sẽ phải tính toán. Và sau khi lịch bloc 2007 được đưa ra thị trường, thì các NXB sẽ nhận thức được vấn đề làm lịch hay không, làm nhiều hay làm ít và làm loại lịch nào.

Soạn: AM 855339 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Trần Tấn Ngô: Tôi thấy bất hợp lý ở đây. Nếu như làm lịch cẩu thả rất dễ xảy ra chuyện sai ngày tháng. Tư nhân tham gia sẽ không bảo đảm mà phải là các đơn vị làm lịch chuyên nghiệp với đảm bảo được. Sản phẩm lịch làm ra, giá trị rất lớn và tập trung thuế cho nhà nước, tập trung lợi nhuận để điều hoà cho các NXB vốn đã rất khó khăn khi làm sách. Lợi nhuận từ lịch bloc cũng nuôi sống hệ thống phát hành. Tóm lại, lịch bloc nuôi mấy ngàn công nhân có việc làm. Vậy tại sao chúng ta không hạn chế? Chúng ta ngại va chạm hay sao? Theo tôi, cơ quan quản lý nhà nước phải đứng ra, làm cách nào để phân bổ trực tiếp hay qua các NXB. Ví dụ, cả nước năm trước dùng 14 triệu bloc thì năm sau tối đa chỉ nên cho đăng ký đến 15 triệu bloc. Nếu cứ giữ tình trạng này, in ra rồi thừa ế nhà nước lại chịu thiệt.

Soạn: AM 855341 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Bùi Việt Bắc: Tôi thấy làm bloc lịch là cả xã hội làm, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và các tư nhân. Nếu lịch lỗ là do đơn vị phát hành kém thôi. Ai không nhanh nhạy với thị trường sẽ lỗ. Thông thường tư nhân nhạy bén hơn, nên các tư nhân sẽ được lợi nhiều hơn. Giá thành của họ sẽ rẻ hơn, nhưng nếu nói lịch của họ đẹp hơn lịch của các NXB chuyên nghiệp thì không đúng. Còn vấn đề lậu, tôi nghĩ là không có. Người ta sẽ xin giấy phép tại NXB rất rẻ, cần gì phải lậu vì công đoạn thì khó, đã vậy lại dễ bị phát hiện.

vẻ như các NXB đua nhau làm lịch bloc trong khi nhu cầu tiêu thụ của người dân ít đi?

Soạn: AM 855335 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ô. Trịnh Thúc Huỳnh: Con số chúng tôi đăng kí là 6 triệu bloc cho 14 NXB, vậy là mỗi nhà chưa đến 500 bloc mỗi NXB. Dù luật cởi mở cho các NXB làm tự do, nhưng nhóm các NXB Khoa học Kĩ thuật chúng tôi vẫn liên doanh với nhau. Nhưng chúng tôi cũng đang đứng trước khó khăn là số lượng xuất bản bao nhiêu, ai tiêu thụ và ai chịu phát hành. Đã có rất nhiều thứ chúng ta tưởng không thể nào mất được như là cốm vòng, húng láng, đào Nhật Tân v.v., nhưng rồi cũng không có và đâu có sao. Trước đây, trong nhà có treo lịch tờ là trang trọng lắm, nhưng giờ lịch tờ không là nhu cầu của nhiều người. Và đến một lúc nào đó người ta cũng sẽ đối sử lịch bloc như lịch tờ. Xã hội vẫn cần dùng lịch nhưng có rất nhiều phương tiện thay lịch giấy như máy tính, đồng hồ, láp-tóp, nhà ga, xe buýt. Nên tôi nghĩ lịch giấy cũng không cần lắm như thế đâu.          

  • Từ Nữ Triệu Vương (thực hiện) 

> Kỳ sau: Ý kiến nhà quản lý về lịch bloc 2007

Ý kiến của bạn về vấn đề này:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,