(VietNamNet) - Còn khi công văn ra như vậy, các em không có nơi biểu diễn thì các em không có thực tế, không có thu nhập. Chúng tôi không mời các em thì sẽ mời các ban nhạc, ca sỹ, nghệ sỹ khác.
Ông Trần Hoàng Dũng (Bar Yoko), NSND Thanh Hoa (Phòng trà Aladin), Nghệ sĩ Quyền Văn Minh (Jazz Club), |
Việc cấm sinh viên các trường nghệ thuật đi diễn tại các phòng trà ca nhạc, vũ trường, quán bar... có thực sự tốt cho cái sự học?
Trần Hoàng Dũng (chủ Bar YoKo): - Cấm học sinh, sinh viên đến các bar, vũ trường, phòng trà, nhà hàng... biểu diễn là khắt khe. Không phải tất cả các tụ điểm ca nhạc nào cũng có vấn đề.
Hơn nữa, họ cũng có nhu cầu thâm nhập thực tế thị trường âm nhạc hiện nay ra sao, cần phải làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nếu họ cứ rú rú học trong trường đến cuối kỳ đi diễn vài nơi cũng không đủ cho các bạn có cách nhìn tổng quát về thị trường âm nhạc mà sắp tới các bạn tham gia.
Tôi thấy các nhà quản lý không nên làm việc theo kiểu "quản lý không được thì cấm". Nếu quán bar, vũ trường, quán karaoke, phòng trà, nhà hàng... có tệ nạn là do các nhà quản lý kém, chứ không phải do sinh viên đến biểu diễn thì tụ điểm đó có tệ nạn.
Có rất nhiều phòng trà, quán bar, vũ trường ...muốn sinh viên đến biểu diễn. Vì các bạn có sáng tạo trong cách biểu diễn, các bạn lại trẻ, catse vừa phải. Nếu các bạn sinh viên trường nghệ thuật đi hát tại phòng trà, quán bar... sẽ tốt cho nghề nghiệp hơn hay là đi lao động chân tay tốt hơn?
NSND Thanh Hoa (Chủ Aladin Club): - Ban hành công văn là một việc, còn thực hiện mới là vấn đề cần phải nói đến. Ai cũng biết rằng khi đang ngồi trên ghế nhà trường thì nhiệm vụ chính của các em là phải học, nhưng cấm biểu diễn ở bên ngoài thì lại thiệt thòi cho chính các em. Nhiều phòng trà ca nhạc, tụ điểm ca nhạc là môi trường trưởng thành của không ít nghệ sỹ, từ cái thời giọng hát họ còn thô mộc, phong cách biểu diễn đơn điệu giờ đây họ đều có tiếng.
Sự thực là tôi chưa thấy ở thủ đô một nước nào lại cấm những hoạt động tế nhị như thế. Hà Nội đã quá ít những tụ điểm phòng trà, quán bar, nay thêm lệnh đóng cửa trước 12h, rồi cấm học sinh sinh viên đi hát, rồi thì không biết sẽ còn những gì nữa. Đáng ra, chính các nhà quản lý phải biết phân biệt giữa những tụ điểm văn hóa thực sự, với những nơi chỉ nhắm đến lợi nhuận. Vấn đề cần giải quyết ở chính người quản lý, họ phải biết xóa sổ nơi cần xóa, khích lệ nơi làm tốt chứ không nên đánh đồng tất cả. Các nhà quản lý cần phân tích chính xác tình hình, đưa ra quyết định đúng đắn là việc nên làm, chứ không nên đưa ra công văn chung chung như vậy.
Ông Hoàng Cường (Quản lý Halle Club, Hồ Gươm Xanh): - Khi công văn đưa xuống, tôi thấy người thiệt nhất vẫn là sinh viên. Không thể nói tất cả các quán bar, vũ trường, club, nhà hàng đều xấu hết cả. Nếu cứ đánh đồng với nhau thì thật không phải, chuyện vũ trường New Century chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh".
Chúng tôi ít khi mời sinh viên hát. Nếu có, các em chỉ chơi violon, guitar, trống. Mà hình thức mời của chúng tôi là mời theo ban nhạc. Các ban nhạc chơi nhạc khá thì chúng tôi mời, chứ không phải là mời vì giá rẻ. Còn khi công văn ra như vậy, các em không có nơi biểu diễn thì các em không có thực tế, không có thu nhập. Chúng tôi không mời các em thì sẽ mời các ban nhạc, ca sỹ, nghệ sỹ khác.
Nghệ sỹ Quyền Văn Minh (Jazz Club): Là chủ Jazz Club và cũng là một giảng viên bộ môn này, tôi ủng hộ quyết định cấm học sinh, sinh viên các trường nghệ thuật tham gia biểu diễn tại các tụ điểm "nhạy cảm". Các em không đi biểu diễn, sẽ khó khăn vì không có thêm thu nhập, nhưng nó sẽ hướng các em bước vào con đường chuyên nghiệp. Và công văn cũng không nên đánh đồng các thể loại nhạc với nhau. Jazz vốn dĩ kén người nghe, bởi nó là nhạc không lời, đâu có ca sỹ ăn mặc sexy, vũ đoàn uốn éo trợ giúp? Nó có lượng khán giả riêng, ổn định, khả năng thẩm nhạc khá cao, đa số là khách du lịch.
Nhưng công văn ra như vậy sẽ tốt hơn cho việc quản lý sinh viên của nhà trường nghệ thuật. Nếu muốn mời sinh viên biểu diễn thì hãy liên hệ qua nhà trường?
Trần Hoàng Dũng: - Tôi là người kinh doanh. Để đến tận trường mời một cô ca sĩ trẻ nào đó hát, làm hợp đồng thì quá nhiều khâu phiền hà. Chúng tôi mời ban nhạc hay sinh viên các trường nghệ thuật được là vì biết các bạn ấy hát địa điểm này hay địa điểm khác, và qua các cuộc thi giọng hát...
Bây giờ nếu muốn mời một ca sĩ nào đó hát vài bài thì phải liên hệ với nhà trường. Nhà trường có được như các ông bầu, bà bầu để đi theo sinh viên diễn không? Mà nếu nhà trường có đồng ý cho biểu diễn ở địa điểm nào đó, thì nhà trường có hiểu rõ điểm diễn ấy như thế nào không?
Quyền Văn Minh: - Sinh viên cũng cần có sân chơi để tu luyện, biểu diễn, nâng cao kiến thức âm nhạc. Bây giờ, tôi đành khuyên sinh viên rằng: Luyện tập, cố gắng tạo thành chương trình hẳn hoi, rồi chính tôi sẽ liên hệ xin giấy phép cho các em biểu diễn.
Các ông có đăng ký list chương trình biểu diễn không?
Trần Hoàng Dũng: - Chúng tôi sẵn sàng đăng ký list bài hát hay nộp thuế đầy đủ với điều kiện phải có trong khung luật rõ ràng. Tôi chỉ sử dụng các bài hát nước ngoài, nội dung lành mạnh, chẳng khác gì một chương trình MTV trên kênh truyền hình, vậy nếu yêu cầu có list bài hát và các chương trình gửi lên Sở Văn hoá thì đến bao giờ họ mới đồng ý cho chúng tôi hát và biểu diễn? Bản thân họ đi nghe hay thẩm định tất cả các bài hát chúng tôi đưa ra trong list để biểu diễn trong một năm thì đến khi nào mới xong? Cho đến giờ phút này, tôi vẫn mời và vẫn tìm kiếm các khuôn mặt sinh viên trẻ, hát hay để hát cho bar của mình.
Ông Hoàng Cường: - Chúng tôi vẫn đăng ký list các chương trình biểu diễn cho từng năm, nhưng cũng rất khó khăn. Vì đăng ký cả năm, mà trong năm đó có ai không chắc đến vài ngôi sao ca nhạc mới xuất hiện, có hàng chục bài hát được yêu thích. Chúng tôi kinh doanh nên cũng khó ở khâu đăng ký list chương trình này.
-
Ngọc Lương-Triệu Vương (thực hiện)Ý kiến của bạn: