221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
955116
Hollywood - châu Âu: Cuộc so găng giữa nghệ thuật và tiền
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Hollywood - châu Âu: Cuộc so găng giữa nghệ thuật và tiền
,

(VietNamNet)- Cannes vừa kết thúc với sự nhún mình của Hollywood thế nhưng châu Âu lại chưa muốn dừng ở đấy. Họ đang muốn lôi người xem về một thực tế rõ ràng hơn: châu Âu biết làm phim hơn Hollywood.

Chuyện bắt đầu lùm xùm từ vụ tờ Guardian trưng bày kết quả cuộc trưng cầu "1000 phim nên xem trước khi chết" với đa số áp đảo thuộc về phim Mỹ. Dân tình vốn chịu ảnh hưởng của truyền thông nên chẳng ý kiến gì nhưng các nhà phê bình thì không chịu ngồi yên một chỗ. "Quái, một bộ phim như Dumb and Dumber mà cũng lọt vào danh sách thì tôi nghĩ loạn hết rồi", một tay phê bình khó tính thốt lên. "Hãy nên nhớ một điều, người Mỹ không biết làm phim, họ chỉ biết kinh doanh phim là giỏi", một tay phê bình khác lại thốt lên. Và bây giờ là bắt đầu dẫn chứng.

Hollywood không có đạo diễn giỏi

Perfume, 1 bộ phim châu Âu đang rất thành công gần đây. Đạo diễn của nó là người Đức, Tom Tykwer.
Perfume, 1 bộ phim châu Âu đang rất thành công gần đây. Đạo diễn của nó là người Đức, Tom Tykwer.
Chẳng ai thoát khỏi được sức mạnh truyền thông, điều này không bàn cãi lôi thôi. Nhấn thêm, Hollywood luôn có được sức mạnh ấy. Sức mạnh ấy được thai nghén và bùng nổ gần 1 thế kỷ qua. Từ sách báo, tranh ảnh, truyền hình, phát thanh... Sức mạnh ấy phục vụ cho vế thứ 2, người Mỹ kinh doanh cực giỏi.

Người Mỹ kinh doanh cực giỏi và làm phim cũng cực tài. Để định nghĩa cách làm phim theo kiểu Mỹ ấy, người châu Âu bảo rằng: chúng chẳng có gì bên trong!

Có nghĩa là những bộ phim Hollywood làm ra thiếu hẳn giá trị tư tưởng bên trong như những gì châu Âu đã và đang làm được. Liệt kê một loạt các đạo diễn bậc thầy có sức sáng tạo đến ngỡ ngàng và chiều sâu thăm thẳm tuyệt nhiên không thấy một người Mỹ nào. Từ Theo Angelopoulos, Ingmar Bergman, Jean-Luc Godard, Jean-Marie Straub, Bela Tarr, Pedro Costa cho đến Abbas Kiarostami, Manoel de Oliveira, Alexander Sokurov...

Sẽ có người nóng máu mà vặn lại: Sao lại không? Người Mỹ có rất nhiều: từ Emigrés Ernst Lubitsch, Fritz Lang, Douglas Sirk cho đến Billy Wilder hay rõ nhất là Alfred Hitchcock. Tất cả đều đúng, chỉ có điều những người Mỹ ấy làm phim theo tinh thần châu Âu.

Cắc cớ vặn vẹo nữa sẽ thấy một loạt những đạo diễn phim bom tấn của Mỹ vẫn sống sờ sờ, vẫn làm phim liên tục và thành công vang dội nhưng để một tác phẩm điện ảnh sống được, cần phải có chiều sâu và giá trị bên trong. Những bộ phim đương đại gần đây của châu Âu, người Ý có Cuộc đời tươi đẹp, Rạp hát thiên đường, Pháp mới đây có Mùi hương, chính những đạo diễn Mỹ đều bày tỏ lòng khâm phục nhưng họ vẫn bảo rằng "Phim kiểu này khó thắng ở Mỹ".

Khó thắng là điều ai cũng thấy vì cả một guồng máy tiếp thị phim không cổ suý cho những phim làm mọi người phải nhớ lâu. Cần phải quen với tuần này shock cùng King Kong nhưng tuần sau vỗ tay hỉ hả với Cướp biển Caribbean... Vòng quay của đồng tiền có giá trị nhiều hơn là tư tưởng.

Người Mỹ cũng có nhiều nhà tư tưởng phim  xuất chúng: John Ford, Howard Hawks và Orson Welles. Thế thôi và không nhiều.

Kỹ thuật của Hollywood là siêu phàm và không có đối thủ nhưng sự duy thực đã lấn át hết tư tưởng làm phim của họ và chính họ đang phải nghĩ lại. Ai cũng biết Chaplin nhưng ít ai biết Max Linder, người mà Chaplin phải thừa nhận "Kỹ năng của tôi bị ảnh hưởng khá nhiều từ ông". Max là người châu Âu và ông là một ngôi sao bị lãng quên bởi thiếu hẳn cả một cỗ máy truyền thông rộng rãi.

Hollywood không biết làm phim, đa phần là bắt chước

Sergei M. Eisenstein, đạo diễn người Latvia. Trong danh sách những đạo diễn mọi thời mà tạp chí của Mỹ Entertainment bình bầu, ông đứng hạng 29 và là người Latvia duy nhất.
Sergei M. Eisenstein, đạo diễn người Latvia. Trong danh sách những đạo diễn mọi thời mà tạp chí của Mỹ Entertainment bình bầu, ông đứng hạng 29 và là người Latvia duy nhất.
Điều này là các nhà phê bình phim châu Âu thẳng thắn phát biểu. Họ viện dẫn một loạt các cột mốc lịch sử để minh chứng điều ấy.

Có nghĩa là châu Âu làm trước, người Mỹ làm sau nhưng thành công rực rỡ hơn nhiều. Ngươi châu Âu bỏ qua thực tế mình tiếp thị kém chỉ nhăm nhăm một điều, Hollywood không có tư tưởng và ít sáng tạo bằng.

Những bộ phim ca nhạc vũ kịch mà người Mỹ làm sôi nổi những năm 30, 40 thế kỷ trước thì châu Âu đã làm sớm hơn nhiều. Họ mang nhạc lên phim, nhạc đi chung với diễn xuất mà người thể nghiệm thành công là 2 bậc thầy: Sergei Eisenstein và Jean Renoir.

Người Mỹ từng tự hào với những bộ phim mang tư tưởng chủ nghĩa thể hiện nhưng xa hơn nữa thì dòng phim này bắt nguồn từ chủ nghĩa biểu hiện rất rõ ràng của người Đức với những A trip to the moon (Méliès, 1902), Aelita (Yakov Protazanov, 1924) hay Metropolis (Lang, 1926). Và người châu Âu thì vẫn tin rằng: Cái nôi của điện ảnh Mỹ vẫn bắt nguồn từ miền viễn Tây là chính xác nhất và ở đây thì tư tưởng lại mang phần nhiều hào khí của những chàng cao bồi phong độ.

Chất lượng nghệ thuật hay hiệu quả kinh doanh?

Có thể thấy rõ người châu Âu thua xa Hollywood về hiệu quả tiếp thị và ở một góc nào đó vẫn khá cay cú. Điều này đúng khi đa phần những bộ phim châu Âu, cả xưa lẫn nay, vẫn hàm chứa những tư tưởng xuyên suốt cho dù vắng dần những sáng tạo đột phá nhưng đối với dân mê điện ảnh, chúng vẫn mang phần nhiều tính đồng cảm hơn.

Departed, một bộ phim cover đúng kiểu Hollywood và rất thành công.
Departed, một bộ phim cover đúng kiểu Hollywood và rất thành công.

Hollywood trải qua bao thời kỳ, họ đã thay và đang từ từ thêm thay đổi. Mũi tên kinh doanh đang từ từ thu về để cho chỉ số chất lượng tăng cao hơn. Họ chấp nhận làm lại Vô gian đạo của người Hong Kong theo kiểu Mỹ để giành giải Oscar cũng là theo tiêu chí này. Họ chấp nhận làm một bộ phim có không có nhiều người xem như Crash, đưa vấn đề sắc tộc làm trung tâm, còn hơn là cổ suý 2 chàng cao bồi đồng tính trong Brokeback Mountain.

Đối với Hollywood, phim ảnh không có một công thức chung và công thức của họ, nếu đang tồn tại, cũng khác xa châu Âu về bản chất. Họ thừa nhận nhưng không công nhận bởi trong tay họ là thế giới. Điều quan trong là Hollywood vẫn đang nắm trong tay cả một thị trường khổng lồ.

  • Cung Tuy

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,