221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
965138
NBK Thiên Phúc: Quyết tử cho Cụ Lý Thái Tổ quyết sinh?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
NBK Thiên Phúc: Quyết tử cho Cụ Lý Thái Tổ quyết sinh?
,

(VietNamNet) - Những gì lịch sử đã “đóng đinh” thì chúng ta tôn trọng, còn chỗ nào lịch sử “thấp thoáng” thì chúng ta có thể thăng hoa, nhưng sự thăng hoa không được xúc phạm lịch sử. – Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc.

“Người tình” của Trần Thủ Độ đã thay đổi
> Phim Lý Công Uẩn: Gà cúng cần phải để nguyên con!
> Phim Lý Công Uẩn: Càng bàn càng rối!
> Phim Lý Công Uẩn: Sáng tạo chán lại quay về “truyền thống”!
> Tranh cãi xung quanh kịch bản phim Thái Tổ Lý Công Uẩn
> Phim 1000 năm Thăng Long: Làm lấy được may ra thì kịp!
> Kịch bản phim 1000 năm Thăng Long có bị bỏ quên?
> Phim lịch sử 1000 năm Thăng Long: 2 dòng nhưng 1 chuẩn?
> Sẽ có một "mùa" phim lịch sử Việt Nam?

Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc - tác giả của Thái tổ Lý Công Uẩn, kịch bản được lựa chọn để sản xuất phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; vừa là “nạn nhân” vừa là "nhân chứng” cho cả một quá trình bùng nhùng quanh tiến độ xây dựng bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn, đã lên tiếng. 

Nhà biên kịch Thiên Phúc
Ông có thể nói qua về “số phận” kịch bản Thái tổ Lý Công Uẩn của mình cho đến giờ phút này?

- Bạn đã dùng từ “số phận” thì tôi phải khẳng định ngay: số phận kịch bản của tôi không hề thay đổi từ đầu tới giờ. Kịch bản của tôi đã đoạt giải B cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện lịch sử Thăng Long - Hà Nội, và đã được Ban chỉ đạo Quốc gia kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội lựa chọn đưa vào kế hoạch sản xuất.

Mới đây, Quyết định số 1458/QĐ-UBND ngày 13/4/2007 của UBND TP Hà Nội tại điều 1 cũng ghi rõ: Đặt hàng Hãng phim truyện Việt Nam thuộc Bộ VHTT tổ chức sản xuất bộ phim truyện nhựa Thái tổ Lý Công Uẩn theo kịch bản và kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có thể nói, kịch bản của tôi được lựa chọn từ đầu, bây giờ vẫn vậy, chưa bao giờ thay đổi!

Nhưng còn cuộc thi đạo diễn với mấy kịch bản đạo diễn do chính họ viết...

- Hà Nội có chủ trương tuyển chọn đạo diễn thực hiện bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn qua hình thức thi kịch bản đạo diễn. Đây là chủ trương hay, nhưng rất tiếc trong quá trình thực hiện, do bộ phận giúp việc thiếu chuyên môn, lại tùy tiện nên cuộc thi đã không được đông đảo các đạo diễn hưởng ứng. Rốt cục cuộc thi chỉ có 2 người tham gia, nhưng 1 người lại không xưng danh. Như vậy, thực chất dự thi chỉ có 1 người. Ngay từ lúc khởi đầu, cuộc thi đã có dấu hiệu sụp đổ.

Nếu ngay từ lúc đó, Hà Nội đủ dũng cảm dừng ngay cuộc thi đấu thầu đạo diễn lại và giao luôn dự án cho một Hãng phim triển khai sản xuất thì sẽ đỡ mất bao nhiêu thời gian, công sức, tiền bạc. Trong khi đó, dư luận mỗi người một phách, người hiểu, người không hiểu làm mọi việc cứ rối bung lên. Cuối cùng từ một chủ trương tốt đẹp, dẫn tới hậu quả mất hơn hai năm công việc dậm chân tại chỗ. Theo tôi, giải pháp Hà Nội chọn đặt hàng Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất là đúng đắn.

Ông khẳng định kịch bản Thái tổ Lý Công Uẩn được chọn ngay từ đầu và chưa bao giờ thay đổi.nhưng ông Nguyễn Trọng Tuấn lại phát biểu đã mua quyền sử dụng kịch bản của ông (Thiên Phúc), của Lưu Trọng Ninh, và của Lê Phương. Hiện Hãng phim đang làm động tác là “trộn” ba bản thảo này để cho ra một bản thảo mới tốt nhất?

- Tôi chưa bao giờ bán bản quyền kịch bản Thái tổ Lý Công Uẩn. Trong Quyết định đặt hàng của UBNDTP Hà Nội, tại khoản 1 điều 2 đã  nêu rõ: Hãng phim truyện Việt Nam tiếp tục hoàn chỉnh, nâng cao kịch bản.

Hãng đã ký hợp đồng mua bản quyền kịch bản của đạo diễn Lưu Trọng Ninh và hai tác giả Lê Đức Tiến- Lê Phương. Trong hợp đồng mua bản quyền, tại điều 1 ghi rõ: Bên A mua 1 lần trọn gói bản quyền của bên B với giá 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) để phục vụ việc chỉnh lí, nâng cao kịch bản Thái tổ Lý Công Uẩn. Mọi việc như vậy là sòng phẳng, rõ ràng; không có sự  mập mờ “nhào trộn chung” như ông Chánh văn phòng 1000 năm Thăng Long đã nói.

Vậy hiện Ban biên tập đã nâng cao kịch bản như thế nào, nhấn vào điểm gì? 

- Ban biên tập (do Hãng phim truyện VN thành lập) đang hoàn chỉnh, nâng cao kịch bản Thái tổ Lý Công Uẩn. Trong thời gian qua, tôi đã sửa kịch bản đến lần thứ 7 rồi. Từ lần thứ 4 trở đi, tôi được Thứ trưởng Lê Tiến Thọ, Trưởng ban chỉ đạo sản xuất phim lịch sử kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đóng góp rất nhiều ý kiến.

Kịch bản của tôi tập trung vào 2 nút thắt kịch tính chính: lên ngôi và dời đô. Càng về sau, phần dời đô càng được tôi nhấn mạnh, bởi sự kiện này thể hiện tầm vóc thiên tài của Lý Thái Tổ. Đây cũng có thể coi là một cuộc đổi mới, cải cách vĩ đại của vị vua đầu triều Lý. Tôi muốn bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn không phải bộ phim “copy lịch sử” mà phải là bộ phim thật sự sống động, hấp dẫn.

Nhưng sự “sống động” này có làm mất tính chân thực của lịch sử?

- Trong quá trình viết, tôi có kinh nghiệm là chỗ nào lịch sử “đóng đinh” thì chúng ta tôn trọng, chỗ nào lịch sử “thấp thoáng” thì chúng ta được phép... thăng hoa. Trong kịch bản của tôi cũng có nhiều đoạn ‘thấp thoáng” như vậy. Một trường đoạn tôi rất thích: Trong sử chỉ ghi ngắn ngủi rằng Vua Lý Thái Tổ gả công chúa cho tù trưởng động Giáp vùng biên ải. Từ đó, tôi đã viết nên trường đoạn đám cưới trên sông giữa công chúa họ Lý và tù trưởng động Giáp đầy hoành tráng, hào hùng và cũng đầy chất thơ...

Nghĩa là, trong kịch bản của ông có nhiều đại cảnh chiến đấu hoành tráng?

- Tôi tránh những đại cảnh đánh nhau bằng cách sử dụng biện pháp dẫn chuyện lướt qua thôi, bởi dàn dựng những đại cảnh chiến trận sẽ rất khó và rất tốn kém.

Nhưng ông Nguyễn Trọng Tuấn nói BCĐ sẵn sàng chi tiền, họ đã bật đèn xanh để những cảnh hoành tráng có thể mang sang nước ngoài làm?

- Đấy là quan điểm của riêng ông ấy thôi. Tất cả nghệ sĩ đang làm phim này đều đồng lòng cố gắng làm ra một bộ phim chất lượng cao nhất, nhưng với mức chi phí tiết kiệm nhất.

Vậy thời gian 3 năm còn lại quá eo hẹp? Liệu bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn có ra kịp dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long? Hay như ông Nguyễn Trọng Tuấn đã nói: "Nhưng nếu vì lí do nào đó bộ phim không ra kịp dịp kỉ niệm, thì cũng đã là một dấu mốc dịp 1000 năm rồi, có thể chiếu sau Lễ kỉ niệm cũng được(!)"...

- Tôi thật kinh kinh ngạc và sửng sốt khi nghe những lời phát biểu rất hồ đồ này. Quyết định đặt hàng của UBNDTP Hà Nội cho Hãng phim truyện Việt Nam đã ghi rõ: thời gian hoàn thành bộ phim là 01/09/2009. Vậy căn cứ vào đâu ông Chánh văn phòng lại có những lời phát ngôn như vậy?

Vấn đề không phải là thời gian. Vấn đề là không để thời gian chết, là phải sắp xếp thời gian một cách khoa học, chặt chẽ, phải biết phát huy hết công suất, năng lực sáng tạo của từng nghệ sĩ, phải biến một ngày có giá trị bằng một tuần, một tháng, hoặc một năm... Phải lao động nghệ thuật đam mê, cháy bỏng, với tinh thần “Quyết tử cho Cụ Lý Thái Tổ quyết sinh”.

Những nghệ sĩ của Hãng phim truyện VN cũng là con dân Hà Nội, thành tâm hướng về ngày cúng Tổ ngàn năm; nhất định sẽ xây dựng bộ phim Thái tổ Lý Công Uẩn đạt tầm cao nhất, và nhất định sẽ ra mắt đúng dịp Đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Xin cảm ơn ông!

  • Hoàng Hường (thực hiện)

Ý kiến của bạn:

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,