221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
966284
2010, trình UNESCO công nhận 5 di sản VH phi vật thể
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
2010, trình UNESCO công nhận 5 di sản VH phi vật thể
,

31/7, Thủ tướng ký Quyết định 125 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006 - 2010 với tổng vốn đầu tư là 4.542 tỷ đồng.

Mục tiêu cụ thể như sau: đầu tư tu bổ, tôn tạo 70% di tích lịch sử và cách mạng, 80% di tích kiến trúc nghệ thuật, danh thắng được công nhận di tích cấp quốc gia; hỗ trợ chống xuống cấp khoảng 1200 di tích khác được công nhận di tích quốc gia.

Sưu tầm toàn diện các di sản phi vật thể tiêu biểu của 54 dân tộc; lập hồ sơ khoa học và bảo tồn 5 kiệt tác văn hoá phi vật thể để trình UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới; xây dựng 15 vệ tinh của ngân hàng dữ liệu văn hoá phi vật thể tại địa phương. Bảo tồn 20 làng, bản, buôn và phục dựng 30 lễ hội của các dân tộc thiểu số.

Về quá trình xây dựng và phát triển đời sống văn hoá thông tin cơ sở gồm: hỗ trợ về trang thiết bị, chương trình hoạt động cho 80% các điểm văn hoá cộng đồng và nhà văn hoá; 70% số làng, bản, ấp và 85% số xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hoá thông tin; xây dựng 30 cụm thông tin cổ động tại các cửa khẩu biên giới quốc gia; trang bị 500 xe thông tin tổng hợp cho các đội thông tin lưu động tỉnh, huyện vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng 64 kho sách lưu động thư viện tỉnh, thành phố đảm bảo mỗi kho sách luân chuyển có thêm 20.000 bản sách. Hỗ trợ đầu tư xây dựng 30 thư viện huyện tại những vùng đặc biệt khó khăn, 100% các đồn biên phòng được hỗ trợ cung cấp các sản phẩm về văn hoá thông tin. Đầu tư xây dựng và hỗ trợ duy trì hoạt động cho 80 tụ điểm sinh hoạt văn hoá tại các làng, bản có hoàn cảnh đặc biệt.

Về quá trình hỗ trợ hoạt động điện ảnh gồm : trang bị 20 máy chiếu phim âm thanh lập thể cho các rạp, cụm rạp ở một số trung tâm các tỉnh, huyện đặc biệt khó khăn; trang bị 200 máy chiếu phim 35 mm, 300 bộ máy chiếu phim video và 100 xe ô tô cho các đội chiếu bóng lưu động, 100% cán bộ chuyên môn kỹ thuật sử dụng thành thạo các tính năng tác dụng của các thiết bị mới được đầu tư.

Các dự án của Chương trình bao gồm 9 dự án thành phần: Chống xuống cấp và tôn tạo di tích; sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể của các dân tộc Việt Nam; điều tra, nghiên cứu, bảo tồn một số làng, bản tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người; xây dựng xã điển hình triển khai hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở vùng sâu, vùng xa; làng, bản, buôn có hoàn cảnh đặc biệt; củng cố và phát triển hệ thống thư viện công cộng; cấp trang thiết bị và sản phẩm văn hoá thông tin cho đồng bào các dân tộc thiểu số, tuyến biên giới và hải đảo; và Dự án nâng cao năng lực phổ biến phim; đào tạo nâng cao trình độ sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất và phổ biến phim ở vùng sâu vùng xa.

Tổng vốn đầu tư là 4.542 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương: 2.496 tỷ đồng, vốn đầu tư phát triển: 1.531 tỷ đồng, ngân sách sự nghiệp 965 tỷ đồng, ngân sách địa phương: 1.098 tỷ đồng và vốn huy động khác là 948 tỷ đồng.

Bộ Văn hoá - Thông tin là cơ quan quản lý điều hành Chương trình, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt đầu tư và quản lý thực hiện các dự án của Chương trình theo quy định hiện hành. Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, chủ động huy động thêm các nguồn lực khác để thực hiện các dự án của Chương trình.

(Theo TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,