221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
965442
Đạo diễn Đào Duy Phúc: Yêu nhau lâu quá là... chán nhau!
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Đạo diễn Đào Duy Phúc: Yêu nhau lâu quá là... chán nhau!
,

(VietNamNet) – Tôi hay đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng đều xây dựng một nhân vật lịch sử là Thái sư Trần Thủ Độ dựa trên kịch bản do nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn viết... Vì vậy, khác nhau có chăng chỉ là “cách trình bày” - ĐD Đào Duy Phúc. 

> “Người tình” của Trần Thủ Độ đã thay đổi

Đạo diễn Đào Duy Phúc là người được chuyển giao dự án "Người tình của Trần Thủ Độ" từ đạo diễn Phi Tiến Sơn.

Đạo diễn Đào Duy Phúc (Ảnh: VNE)
Đạo diễn Đào Duy Phúc (Ảnh: VNE

Có thông tin rằng đạo diễn Phi Tiến Sơn rất bất ngờ với việc dự án được chuyển giao cho anh, và tỏ thái độ bằng cách bỏ Hãng phim truyện I sang FPT Media?

- Đó là thông tin “lâm ly” như… phim! Còn người đưa ra thông tin đó chắc chắn sẽ có năng khiếu… viết kịch bản. Rất tiếc sự thật thì không được lâm ly như thế. Đạo diễn Phi Tiến Sơn là Phó giám đốc nghệ thuật của Hãng phim truyện 1, anh sắp có 1 dự án lớn với FPT, vì vậy BGD hãng đã cùng đạo diễn Phi Tiến Sơn bàn bạc và quyết định giao cho tôi trọng trách “tiếp quản” dự án phim Trần Thủ Độ. Như anh Sơn đã nói, thất tình là do… yêu nhau lâu quá mà chán nhau. Khi tình đã nhạt mà cố gán ghép thì không thể có được những giây phút lung linh nữa.

Anh có tiếp tục triển khai những ý tưởng dang dở mà đạo diễn Phi Tiến Sơn đã từng tuyên bố (xây trường quay ở Đồng Mô kết hợp du lịch, đặt hàng nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn “nối dài”  kịch bản)...?

- Bộ phim Trần Thủ Độ vẫn đang được tiếp tục triển khai với những ý tưởng của Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long và Hãng phim truyện 1.

Trần Thủ Độ của anh sẽ có hình tượng ra sao? Những ý tưởng của anh có mâu thuẫn với đạo diễn Phi Tiến Sơn trước đó?

- Tôi thực hiện phim“Trần Thủ Độ” với tư duy của người làm điện ảnh, và tôi không quen “ci-nê mồm” trước khi làm phim… Có thể hiểu, toàn bộ hình ảnh và âm thanh của phim sẽ là ngôn ngữ để chuyển tải ý tưởng, hình tượng, tư tưởng, chủ đề... và khán giả sẽ cảm nhận dần khi xem.

Tôi hay đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng đều xây dựng một nhân vật lịch sử là Thái sư Trần Thủ Độ dựa trên kịch bản do nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn viết và những nhà sử học của Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long thẩm định. Vì vậy, khác nhau có chăng chỉ là “cách trình bày” .

Anh có định sử dụng những kinh nghiệm về kỹ xảo, võ thuật, những cảnh hành động... có được sau khóa học tại Mỹ vào dự án Trần Thủ Độ?

- Khóa học đã giúp tôi biết cách họ làm phim hành động, làm những phim “bom tấn” của Điện ảnh Mỹ, và hiểu được rằng muốn có phim hay thì cần những người cộng tác giỏi trong mỗi lĩnh vực. Đó là tính chuyên nghiệp.

Với dự án phim “Trần Thủ Độ”, tôi sẽ hợp tác tốt hơn với người phụ trách phần “hành động” trong phim. 

Từ trước đến nay, đề tài lịch sử - cổ trang vẫn được coi là “miếng xương khó nhằn” của điện ảnh – truyền hình Việt. Các đạo diễn hầu hết đều ngại mảng đề tài này. Anh có tự tin khi nhận dự án, đặc biệt khi anh là “người đến sau”?

- Đạo diễn luôn là người đến sau… kịch bản. Tôi sẽ xử lý kịch bản Trần Thủ Độ bằng kỹ năng của một đạo diễn phim truyện. Nếu thiếu tự tin, giờ này tôi vẫn chưa thể có bộ phim truyện nhựa đầu tay.

Theo anh khó khăn nhất của làm phim cổ trang hiện nay là gì? Anh đã có giải pháp nào giải quyết những chuyện đó?

- Câu này đạo diễn Phi Tiến Sơn đã từng trả lời rồi. Giải pháp ư, “không có việc gì khó, chỉ sợ…!”  

Khi nào thì dự án của anh chính thức được khởi động? Anh nghĩ sao về chiến dịch tìm “Nàng Lâm Đại Ngọc” rầm rộ của Đài truyền hình Trung Quốc vừa rồi? Anh có định tổ chức một chiến dịch lớn như vậy để tìm Trần Thủ Độ và “Trần Thị Dung không?

- Dự án đã khởi động và vẫn đang triển khai theo đúng tiến trình của nó. Tôi chưa nghĩ đến chiến dịch rầm rộ mà đang nghĩ đến “chất lượng” của các nhân vật. 

Liệu khán giả có thể hy vọng đợt phim kỷ niệm 1000 năm Thăng Long sẽ là mốc khởi đầu cho dòng phim cổ trang Việt Nam? 

- Tôi cũng hy vọng… và hy vọng khán giả không thất vọng!

  • Hoàng Hường (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,