221
5081
Tin tức
tintuc
/vanhoa/tintuc/
1243724
Câu chuyện văn hóa Việt qua ngôn ngữ opera, ballet
0
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
Câu chuyện văn hóa Việt qua ngôn ngữ opera, ballet
,

 - Câu chuyện văn hóa Việt Nam phải được lồng ghép vào hình thức trình diễn opera và ballet – vốn là những môn nghệ thuật phương Tây…

Cho đến bây giờ, những người yêu âm nhạc nghệ thuật vẫn luôn nhớ tới “Cô Sao” - vở nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Đó là khi đất nước đang chìm trong khói lửa chiến tranh, Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam (tiền thân là Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam) vừa mới ra đời. “Cô Sao” không chỉ là một món ăn tinh thần mới lạ, hấp dẫn với những giá trị thẩm mỹ cao, mà còn đã góp phần phổ biến và nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật của công chúng Việt.

Sau “Cô Sao”, những vở nhạc và vũ kịch khác được dàn dựng liên tiếp như “Núi rừng hãy lên tiếng”, “Bên bờ Krôngpa”, “Người tạc tượng”, “Chị Sứ”, “Phá lao”… đã gây được tiếng vang lớn với bạn bè trên thế giới về một nền nghệ thuật kịch múa còn non trẻ và những bước đầu tiên đầy tính đột phá để xây dựng nền âm nhạc Việt Nam.

 

Mô tả ảnh.
Sân khấu opere và ballet VN đã đi qua chặng đường nửa thế kỷ

Cuộc sống còn nghèo nàn, thiếu thốn, nhưng người làm nghệ thuật không thể đổ lỗi cho khó khăn. “Phidelo” của L.V.Beethoven, “Ruồi trâu” của Xpadavecki vẫn phải được dàn dựng trên sân khấu. Đồng thời, phải có cả “Tiếng  hát xanh” của Nguyễn Đình Tấn, “Trương Chi” của An Thuyên… để khẳng định được bản sắc văn hóa Việt.

 

Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh. Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
"Huyền tích Trường Sơn", "Giselle", "Trương Chi" và "Trường học tình yêu"

Giai đoạn những năm 1980 của thế kỷ trước, kho tàng nhạc kịch và vũ kịch kinh điển trên thế giới như “Spactacus”, “Giselle”, “Hồ thiên nga”, “Chàng du đãng và cô tiểu thư”, “Madame Butterfly” được dàn dựng đã trở thành làn sóng đột phá trong phát triển và nâng tầm sân khấu vũ kịch Việt. Ngay sau đó, chúng ta có thêm “Tiếng hát Trương Chi”, “Vợ chồng A Phủ” (NSND Đoàn Long), “Huyền thoại mẹ” (Nguyễn Công Nhạc), “Huyền tích Trường Sơn” (Bằng Thịnh)… đưa nhạc vũ kịch Việt Nam tiến lên những bước dài, hướng tới sự chuyên nghiệp.

Bắt nhịp cùng các trào lưu của nghệ thuật múa trên thế giới, Nhà hát Nhạc vũ kịch VN là một trong những cái nôi tiếp nhận và phát triển múa hiện đại ở Việt Nam,từ thập kỷ chín mươi của thế kỷ trước. Lứa nghệ sĩ trẻ đã dần trưởng thành và khẳng định tiếng nói của mình với “Hồn Trương Chi”, “Nguồn sáng”, “Trường tương tư”, “Mùa đom đóm”…

Mô tả ảnh.
Các lãnh đạo Nhà hát Nhạc vũ kịch qua nhiều thời kỳ

“Sự phát triển của từng giai đoạn có những đòi hỏi khác nhau, đáp ứng với yêu cầu phát triển và hội nhập, nhà hát xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải tìm ra và xây dựng những kịch mục mang tính dân tộc cao – Giám đốc Nhà hát, NSND Phạm Anh Phương cho biết – Nghĩa là câu chuyện của văn hóa Việt Nam được lồng ghép vào hình thức trình diễn opera và ballet – vốn là những môn nghệ thuật phương Tây. Để có thể đạt được tới một đẳng cấp nào đó, những người làm nghệ thuật thực sự cần được nâng niu hơn và giáo dục trong nhà trường cần khơi gợi cho các em học sinh niềm đam mê cũng như bổ sung thêm hiểu biết về nghệ thuật, để số đông công chúng có thể hiểu và đồng hành với nghệ thuật. Dự án nghệ thuật học đường “Khám phá âm nhạc và múa” của chúng tôi đã thu hút được hàng chục ngàn học sinh, sinh viên tham gia và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc hướng dẫn thẩm mỹ loại hình nghệ thuật bác học tới khán giả”.

  • Minh Tuệ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,