,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
138893
"Số phận chỉ cho nổi tiếng khi đã... nghỉ hưu !"
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,
Đạo diễn Tú Mai

'Số phận chỉ cho nổi tiếng khi đã... nghỉ hưu !'

Cập nhật lúc 12:31, Thứ Năm, 06/11/2003 (GMT+7)
,
 


Đạo diễn Tú Mai. 

(VietNamNet) - Cùng với vở Duyên lạ trần gian (Nhà hát Tuổi trẻ) công diễn tại Hà Nội, trong tháng 11, đạo diễn - NSƯT Tú Mai còn có thêm hai vở diễn nữa ra mắt khán giả TP.HCM. Chưa thể gọi là một hiện tượng nhưng với một nữ đạo diễn, lại đã nghỉ hưu, như thế có thể gọi là hiếm. Chính chị cũng thấy "lạ lạ" và coi sự kiện này cũng như chuyện chị "đắt hàng" trong thời gian gần đây là số phận.

- Ngẫu nhiên khi chị có tới ba vở diễn được giới thiệu với khán giả trong tháng 11 này, Nhà hát Kịch Việt Nam lưu diễn TP.HCM với Trăng soi sân nhỏ Mat Su - Kẻ sống ngoài vòng pháp luật, còn Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt khán giả hài kịch Duyên lạ trần gian. Sự kiện này hơi hiếm nhất là với chị - một nữ đạo diễn đã nghỉ hưu.

- Thế nào nhỉ, tôi vui, hơi bất ngờ và thấy "lạ lạ" khi biết thông tin này. Hai trong ba vở diễn tôi dựng từ năm trước là Trăng soi sân nhỏDuyên lạ trần gian, chỉ có một vở là mới "bóc tem". Duyên lạ trần gian đã từng tham dự Liên hoan Nghệ thuật quốc tế tại Hàn Quốc và được Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam trao giải B (không có giải A) năm 2002. Trăng soi sân nhỏ tôi dựng từ năm ngoái đã có hơn 50 đêm diễn. Riêng vở Mat Su - kẻ sống ngoài vòng pháp luật thì vừa được hoàn thành nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Cảnh trong "Duyên lạ trần gian"

- Có thể coi Mat Su - kẻ sống ngoài vòng pháp luật là vở diễn đặt hàng. Có khác nhau nhiều không khi dàn dựng những vở mình được chọn với các vở diễn đặt hàng, nhất là áp lực từ "chủ đầu tư"?

- Về một khía cạnh nào đó có thể coi đây là vở diễn đặt hàng vì tôi không được lựa chọn. Khác, rất khác khi dựng vở. Với những vở mình được chọn thì ngay từ khi nhận kịch bản, mình đã nảy ra ý tưởng dàn dựng cho từng lớp, từng vai. Với vở "đặt hàng" có khi đọc kịch bản nhiều lần mới "thấm" được nội dung. Còn áp lực, hẳn nhiên là có, tuy không lớn. Đơn cử như vở Mat Su chẳng hạn. Tuy nhiên, từ áp lực, người đạo diễn phải biết cách "né" cốt sao vẫn đáp ứng được người ta mà vẫn thỏa ý mình. Mỗi kịch bản đều có ổ khoá riêng, nếu đạo diễn tìm được chìa để mở thì vở diễn sẽ có kết quả.

- Chị đã tìm được chìa khóa cho tất cả kịch bản mình dàn dựng?

- Với riêng tôi thì tôi đã tìm thấy chìa để tra vào ổ qua trong những vở mình dàn dựng. Nhưng khóa được mở như thế nào, có trơn tru hay không lại tùy vào nhận định của khán giả.

 - Mỗi đạo diễn khi tác phẩm đến với công chúng, họ thường ngồi dưới ghế khán giả, hay nép sau cánh gà, theo dõi từng bước đi của diễn viên. Thường sau bao nhiêu đêm diễn chị không còn hồi hộp với tác phẩm của mình nữa?

- Tôi chưa bao giờ muốn ngừng hoàn thiện tác phẩm của mình. Sân khấu khác điện ảnh ở điểm này. Mỗi đêm diễn, tôi lại muốn nâng cái này lên, hoặc giảm cái kia đi một chút... Nhưng không phải lúc nào mình cũng được làm điều mình muốn. Ví như trong chuyến lưu diễn TP.HCM của Nhà hát Kịch Việt Nam lần này, tôi không có trong danh sách mặc dù đã "xin" được đi cùng. Tôi cũng thấy hơi lo vì một vở thì đã lâu các nghệ sĩ không diễn lại, một vở thì mới diễn chính thức có vài buổi...

Sinh ra trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Chị ấp ủ ước mơ trở thành kiến trúc sư nhưng không thành. Năm 14 tuổi, chị đến với nghệ thuật dù chưa đủ tuổi. Chị nhập học cùng với các nghệ sĩ Hà Văn Trọng, Thế Anh, Doãn Châu... trong lứa học sinh khóa I của Trường Kịch và Điện ảnh. Ra trường, chị được phân công về Nhà hát Kịch Việt Nam. Từ diễn viên với những vai diễn không thực ấn tượng, chị trở thành đạo diễn sau khóa đào tạo tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Kiev (Liên Xô cũ). Tốt nghiệp bằng đỏ,  về nước chị đã có cơ hội tỏa sáng trên sân khấu kịch Việt Nam qua các vở Trái tim Luizi, Nguồn sáng trong đời, Ca sĩ đười ươi, Ả cave ở nhà hàng Macxim, Duyên lạ trần gian, Trăng soi sân nhỏ... 

- Đây là điểm khác giữa chúng ta và các đoàn nghệ thuật quốc tế. Thường các đoàn nghệ thuật nước bạn khi lưu diễn, tên đạo diễn luôn được nhắc đến hàng đầu. Được biết, chị cũng xuất ngoại nhiều lần, chị thấy nghệ thuật sân khấu ở các nước trong khu vực thế nào?

- Tôi tự hào mà nói rằng sân khấu Việt Nam không thua kém gì các nước trong khu vực. Tôi đã xem kịch Thái Lan, Malaysia, mặt bằng chuyên môn là ngang nhau. Ví như Singapore, họ hơn hẳn ta về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, nhưng nghệ thuật thì ta và họ không có khoảng cách. Mấy chục năm qua, các nghệ sĩ kịch nói nói riêng và nghệ sĩ biểu diễn của ta nói chung đã xây dựng được một chỗ đứng vững chắc trong khu vực và quốc tế. Như vở Hồn Trương Ba da hàng thịt của Nhà hát Kịch Việt Nam trong các chuyến lưu diễn nước ngoài luôn được đánh giá cao. Ngoài vở diễn này, chúng ta còn một số vở khác đạt được những thành công đáng kể.

- Theo chị, một vở diễn như thế nào được gọi là thành công?

- Có ý kiến cho rằng ăn khách là thành công, tôi không nghĩ vậy. Theo tôi, quan trọng nhất với một tác phẩm nghệ thuật nói chung, một vở diễn sân khấu nói riêng đó là chất lượng. Điều này tôi đã nói từ 20 năm trước. Nếu vở diễn chất lượng tồi, dù có ăn khách cũng chưa thể gọi là thành công.

- Vậy rất có thể, một vở diễn thành công nhưng lại chẳng mấy người biết đến?

- Ngày nay, khi thị hiếu của khán giả được nâng lên, một vở diễn thành công, đi kèm với chất lượng là công tác quảng cáo, tiếp thị đến nhiều đối tượng khán giả.


Cảnh trong vở Ả ca ve ở nhà hàng Macxim.

- Ở vai trò một đạo diễn, chị thích mình dàn dựng được nhiều tác phẩm hay có ít nhưng phải thành công?

- Tôi đã từng có thời gian không được giao kịch bản dàn dựng. Nản vì không được làm nghề, tôi xoay sang học ngoại ngữ. Dịch kịch bản nước ngoài... để đọc và học. Hiện tôi vẫn còn một số kịch bản chưa công bố vì chưa tìm được thời điểm phù hợp. Trước khi học ngoại ngữ tôi cũng tham gia làm phim và dựng một số tác phẩm opera. Tôi nghĩ rằng không có kịch bản để làm cũng chán mà có kịch bản dựng thành vở mà không có khách cũng chán, tôi muốn có cả hai - có kịch bản hay để dựng được một tác phẩm có chất lượng.

- Cảm ơn chị, chúc các vở diễn của chị luôn thành công.

  • Hà Phương

,
,