,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
63745
"Hiệp sĩ Thượng Hải", những "bí mật" hậu trường 
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

'Hiệp sĩ Thượng Hải', những 'bí mật' hậu trường 

Cập nhật lúc 10:52, Thứ Tư, 11/06/2003 (GMT+7)
,
Một cảnh trong phim ''Hiệp sĩ Thượng Hải''.

(VietNamNet) - Bộ phim hành động hài ''Shanghai Knights" (Hiệp sĩ Thượng Hải) đang được khán giả Việt Nam nhiệt tình đón nhận. Sức hút của nó không chỉ ở dàn diễn viên phối hợp ăn ý, ở những tình tiết thú vị mà còn ở cách làm phim hiện đại, hấp dẫn. VietNamNet xin giới thiệu công việc bếp núc, những gì mà bạn không thể bắt gặp trong gần 2 tiếng đồng hồ dõi theo cuộc phiêu lưu của "Hiệp sĩ Thượng Hải".

Những ai đã từng xem Hiệp sĩ Thượng Hải hẳn vẫn còn nhớ pha đối đầu nảy lửa giữa Thành Long (Chon Wang) và Donnie Yen (Wu Chan). Đây được coi là một trong những đoạn nổi bật nhất trong phim mà theo Thành Long  thì có lẽ đó là "đoạn có nhiều pha đánh nhau hơn tất cả những phim Mỹ tôi từng làm".

Không mấy ai biết rằng Donnie Yen chính là biên đạo các pha võ thuật cho "Hiệp sĩ Thượng Hải". Anh là một ngôi sao võ thuật đồng thời cũng là đạo diễn và biên đạo. Donnie Yen được sinh ra ở Trung Quốc nhưng năm 11 tuổi, anh đã tới Boston và gắn cuộc đời mình với đất Mỹ. Donnie Yen là fan của Thành Long và anh coi việc đóng chung với Thành Long là "một cơ hội tuyệt diệu, một trong những sự kiện lớn nhất trong sự nghiệp".

Cảnh quay này được thực hiện trên một chiếc phà nổi trên sông Vitara trong suốt 8 đêm liền. Việc chuẩn bị không hề đơn giản. Cần đến 7 cái phà: hai cái để quay, một cái để chở máy quay và dụng cụ đi kèm, hai cái để tạo khói lửa, một cái chuyên tạo ánh sáng và cái cuối cùng dùng để chở cần trục với dây chằng dành cho những pha nguy hiểm. Ngoài ra, còn có 3 bục chất hàng và hai cái thuyền đặc biệt cùng bốn thuyền vận tải lớn để chở diễn viên và đoàn làm phim.

Nhà sản xuất Gary Wordham cho biết: "Chúng tôi phài đảm bảo xây dựng và sửa chữa ba cái phà trong vòng 3 tháng. Chúng tôi phải xin đủ loại giấy phép để có thể đổi hướng giao thông đường thuỷ và tạm ngừng các phương tiện giao thông trên bộ, để đốt lửa giữa đêm, để tắt các đèn đường và đèn giao thông và cuối cùng là để người dân sống trong các căn hộ xung quanh tắt điện trong nhà của họ để ánh điện không lọt vào trong máy quay. Đây là một công việc hết sức phức tạp và khó khăn".

Một trong những cảnh quy mô nhất là cuộc đấu giữa Thành Long (Chon Wang) và Aidan Gillen (Rathbone) diễn ra trong lòng tháp đồng hồ Big Ben nổi tiếng. Để thực hiện những cảnh quay thú vị này, bốn trường quay với kích thước lớn gấp 3 lần so với Big Ben thật đã được dựng lên với chi phí tốn kém. Tính về thời gian và quy mô thì đây là cảnh quay lớn nhất và phức tạp nhất trong "Hiệp sĩ Thượng Hải". Aidan Gillen đã phải phải tập luyện với cường độ cao cùng chuyên gia đấu kiếm Roman Spacil. Anh tâm sự: "Kiểu hành động này thật khác thường đối với tôi và đối đầu với Jackie thật hứng thú nhưng cũng thật đáng sợ. Việc đánh nhau trên một vị trí chật hẹp ở độ cao 12m làm tôi cảm thấy căng thẳng và tất nhiên là mang cả nỗi lo ngại sống sót".

Một trong 2 trường quay phục vụ cảnh này có nhiều giàn giáo với độ cao khác nhau. Những lối hẹp và những dây chão nhún nhảy làm việc quay phim rủi ro hơn và đòi hỏi khéo léo hơn nhiều. Mỗi tấm gỗ chỉ có thể chịu được sức nặng của 5 người và một chiếc máy quay. Mặc dù nổi tiếng với việc thực hiện những cảnh quay nguy hiểm không cần đến diễn viên đóng thế nhưng Thành Long vẫn rất ngần ngại: "Tất cả chúng tôi đều hơi căng thẳng khi bắt đầu làm việc trên trường quay cao. Tôi đã thấy nhiều tai nạn xảy ra trong những tình huống như vậy khi mọi người đã nhập vai và quên mất họ đang ở độ cao như thế nào".

Để có thể mang đến cho khán giả những cảnh giao đấu ngoạn mục trong thư viện bí ẩn của Rathbone, đoàn làm phim đã phải làm việc cật lực suốt 2 tuần đầu tiên. Trong đoạn này, Thành Long đã nghĩ ra một trong những pha mạo hiểm hài hước nhất khi sử dụng một cái thang chuyển động dọc theo một kệ sách để né tránh những đòn đánh trả của vệ sĩ Rathbone. Trong cảnh này, Fann Wong (vai Chon Lin, em gái Chon Wang) cũng phải cố gắng nhiều. Cô tâm sự: "Trước đây, tôi chưa bao giờ thực hiện kiểu hành động này. Tôi rất căng thẳng và cố gắng diễn để Thành Long hài lòng. Trong những ngày luyện tập đầu tiên, toàn thân tôi đau đến nỗi khó mà cử động được".

Khu nghỉ suối nước khoáng cũ ở thị trấn Karlovy Vary (Cộng hoà Czech) được dùng làm trường quay thay cho khách sạn Ritz danh tiếng ở New York, nơi Thành Long (Chon Wang) và Owen Wilson (Roy O'Bannon) gặp lại nhau trong một hoàn cảnh thật miễn cưỡng ở đầu phim.

Trong cảnh này, Thành Long đã hoàn thành được ước nguyện đã ấp ủ từ lâu là đưa một cảnh đánh nhau vào bên trong một cái cửa quay bằng kính. Tại đó không có sẵn một cái cửa quay như vậy. Vì thế, đoàn làm phim đã phải dựng lên một cái sàn giả và thêm vào đó là một động cơ điện để làm xoay tấm kính thay cho cái cửa. Cảnh này được Thành Long mô tả là "cảnh quay pha nguy hiểm khó nhất tôi đã từng làm". Anh cho biết: "Điều đặc biệt khó khăn là chúng tôi phải thực hiện với tấm kính lồi có tay vịn bằng vàng mà chúng thì đều phản chiếu hình ảnh. Một thách thức thật sự là phải tìm được một góc tốt nhất để đặt máy quay sao cho không ai nhìn thấy. Diện tích rất chật hẹp trong khi chúng tôi phải đánh nhau trong một cái khoang bé tẹo với cái cửa quay rất chậm chạp. Chúng tôi phải mất tới 2 đêm để hoàn thành cảnh quay đó".

Đây cũng là một cảnh quay rất ấn tượng với đạo diễn David Dobkin: "Mỗi cảnh quay đều là nỗ lực chung của toàn đoàn. Chúng tôi đã làm thật hiệu quả để cánh cửa quay chuyển động. Tôi hy vọng cảnh quay đó sẽ thành công trên màn ảnh bởi việc quay nó là một việc thật khó khăn".

Nhà thiết kế sản xuất Allan Cameron được giao nhiệm vụ dựng trường quay bên trong điện Rồng ở Tử Cấm Thành. Đây là một trong 70 trường quay mà ông thực hiện để phục vụ trong bộ phim này. Họ đã phải sử dụng tới 300 bức tranh và cần tới 200 công nhân xây dựng cùng các hoạ sĩ. Không chỉ có vậy, người ta đã phải làm tới 3.000 bộ trang phục. 

Xin lấy lời nói của Thành Long làm lời kết: "Đạo diễn cho một pha hành động rất khó, nó giống như tạo nên một chuỗi nhạc nối tiếp. Bạn phải có được một nhịp độ tốt nếu không sẽ rất dễ làm khán giả cảm thấy nhàm chán".

  • Bích Hạnh

,
,