,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
432538
Vén mở những bí ẩn dưới lòng đất
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,
Hoàng thành Thăng Long:

Vén mở những bí ẩn dưới lòng đất

Cập nhật lúc 17:30, Thứ Ba, 01/06/2004 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày 3/6 tới, lần đầu tiên các nhà sử học, văn hoá và khảo cổ sẽ ngồi lại cùng nhau thảo luận về vị trí của Hoàng thành Thăng Long. Cuộc thảo luận này do Viện KHNV tổ chức. Số lượng tham luận không nhiều, nhưng ban tổ chức đánh giá là "sâu", và "được đưa ra bởi những chuyên gia thực sự" trong lĩnh vực này.

Con đường lát gạch hoa chanh chạy vào điện Kính Thiên (ảnh chụp năm 1885).

Cuộc "cọ xát" hy vọng bước đầu đem lại tiếng nói thống nhất về vấn đề gây tranh cãi lâu nay: hình hài Hoàng thành qua các thời kỳ. Thành Thăng Long thời Nguyễn (xây năm Gia Long thứ ba, 1805) được xây đè lên nền nào? Giải quyết được những vấn đề này, mới trả lời được câu hỏi: Cuộc khai quật ở 18 Hoàng Diệu đã đào vào chỗ nào của Hoàng thành, đúng trung tâm chưa, hay vẫn ở ngoài rìa?

Vị trí của Hoàng thành xê dịch qua các thời kỳ?

? Một giả thuyết của ông Trần Huy Bá, nhân viên trường Viễn đông bác cổ, cho rằng: có hai vị trí của Hoàng thành Thăng Long qua các đời. Khởi đầu, thời Lý - Trần, nó ở phía Tây thành cổ HN bây giờ, cụ thể là khu vực Ngọc Hà, Cống Vị. Còn một Hoàng thành khác, bắt đầu từ thời Lê cho đến thời Nguyễn: nó dịch về phía Đông và ở chỗ thành cổ HN bây giờ. Lại có một giả thuyết khác cho rằng, không có xê dịch gì cả, ngay từ đầu nó vẫn ở đấy, và sau này cũng vẫn ở đấy.

Nhờ cuộc khai quật thí điểm ở Thành cổ cách đây mấy năm, giới khảo cổ đã tìm ra con đường lát gạch hoa chanh nằm trên trục kẻ thẳng từ Đoan Môn tới vị trí điện Kính Thiên. Lớp gạch hoa chanh này có niên đại Trần được tìm thấy ở độ sâu khoảng hai mét. Giới chuyên môn khẳng định rằng, nếu đào tiếp, con đường đó sẽ dẫn thẳng tới điện Kính Thiên, và nó chính là trục chính tâm của Hoàng thành.

Giới nghiên cứu Hoàng thành Thăng Long có thể chia ra làm ba nhóm với ba cách tiếp cận. Một nhóm, mà đứng đầu là ông Bùi Thiết, chuyên gia về bản đồ, người đã tìm ra được 10 tấm bản đồ thời Lê và sẽ bảo vệ luận điểm của ông ta dựa trên các bản đồ. Nhóm thứ hai tiếp cận chủ yếu qua kết quả khảo cổ, tiêu biểu là TS Tống Trung Tín. Cuối cùng, trong hội thảo ngày mai, GS Lê Văn Lan sẽ đưa ra những kiến giải của ông qua tài liệu văn bản.

Vẫn chưa xác đinh được sơ đồ thành Thăng Long

Nghiên cứu các văn bản như Chiếu dời đô, Đại Việt sử ký toàn thư, Tư trị thông giám của Tư Mã Quang (TQ), GS Lê Văn Lan đưa ra kết luận: Hoàng thành Lý được xây lần đầu tiên vào 1010, và đấy là vòng tường thành duy nhất có trên đất Thăng Long HN vào thời điểm đó. Trái lại, một số nhà khoa học khác (PGS-TS Đỗ Văn Ninh...) cho đó là vòng tường thành thứ hai trong hai vòng tường thành, mà vòng thứ nhất chính là tường thành Đại La. Không đồng quan điểm trên, GS Lê Văn Lan phân tích: Hoàng thành thời Lý được xây đúng ngay trên thành Đại La thời Cao Biền (chứ không phải xây bên trong). Bởi vì thành Đại La được Cao Biền xây năm 866, đến 1010 nó vẫn còn tốt nên rất dễ hiểu là nó được sử dụng lại khi vua Lý dời đô tới đây. 4 năm sau, Lý Thái Tổ mới bắt đầu cho xây vòng tường bao phía ngoài của vòng thành xây 1010. Đến 1014, Thăng Long HN mới xuất hiện quy hoạch hai vòng thành, để rồi đến 1029, sau "loạn tam vương", Lý Thái Tông xây tường thành thứ ba (về mặt thời gian), đó là Cấm thành, vòng thành  trong cùng. Từ đấy mới hình thành quy hoạch tam trùng thành quách. Vòng thành quan trọng nhất, mà chúng ta đang hội thảo đây, trở thành vòng thành thứ 2 tính từ trong ra, và được xây đầu tiên.

Đang khai quật ở cung Trường Lạc, điện Giảng Võ hay điện Diên Phúc?

TS Tống Trung Tín, người trực tiếp chỉ đạo cuộc khai quật khu Ba Đình, cho rằng: " nhiều khả năng nơi đây (18 Hoàng Diệu) từng là Trường Lạc Cung thời Lê". Trong khi đó, GS Trần Quốc Vượng lại khẳng định: "khu vực 16.000 m2 này có thể là điện Giảng Võ. Nếu lấy điện Kính Thiên làm chuẩn, thì vị trí đối xứng với khu vực đang khai quật là điện Tập Hiền. Mà "tả văn hữu võ", nên vị trí này rất nhiều khả năng là điện Giảng Võ xưa. Thậm chí, không chỉ là điện Giảng Võ, mà còn có thể là nhiều cung khác nữa. Ví dụ như Trường Lạc cung (cung Hoàng hậu của Vua Lê Thánh Tông) hoặc Thuý Hoa cung..."

Trong khi đó, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc lại nhận xét: "phần diện tích đang khai quật phải là điện Diên Phúc đời Trần". Ngay trong giới khoa học cũng còn nhiều ý kiến trái ngược cần phải thống nhất. Hy vọng cuộc hội thảo ngày mai sẽ là bước mở đầu suôn xẻ để xác định rõ sơ đồ Hoàng thành Thăng Long xưa.

  • Đ.D.H

 

 

,
,