,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
521458
Mở cửa Cấm Thành Hà Nội
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Mở cửa Cấm Thành Hà Nội

Cập nhật lúc 12:02, Thứ Bảy, 02/10/2004 (GMT+7)
,
Soạn: AM 158943 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Lần đầu tiên người dân được vào thăm Cấm thành.  

(VietNamNet) - Sáng nay (2/10), Thành cổ Hà Nội mở cửa. Buổi đầu tiên đã đón một lượng khách khá lớn, không chỉ của Hà Nội mà còn từ nhiều tỉnh lân cận.

Mặc dầu đến 9h15, lễ khai mạc mới diễn ra và sau lễ khai mạc, tức là gần 10 giờ, nhân dân mới chính thức được tham quan di tích, nhưng từ 8h đến 8h30', rất nhiều người dân đã tập trung quanh cổng thành cổ. Rải rác có người vào trước, một số khác đi dọc theo tường bao của Thành cổ, ngắm các di tích như Đoan Môn, Hậu Lâu (hay còn gọi là "lầu Công Chúa").

Soạn: AM 158883 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một cổng cổ còn lại trong Cấm Thành.

Sau lễ khai mạc, đoàn người chen nhau bước qua chín bậc thềm rồng, chạm tay vào đôi rồng đá trước Điện Kính Thiên xưa, băng qua sân nền điện cũ, và dừng lại ở hành lang toà nhà Con Rồng. Tại đây, tất cả tập trung trước lối vào căn hầm ngầm, từng là nơi đặt sở chỉ huy của ta trong thời kỳ chiến tranh. Đây là di tích thu hút sự chú ý nhất của nhân dân, phần vì tên gọi của nó gợi sự tò mò, hứa hẹn sự hấp dẫn, cũng một phần vì từ trước đến nay ít có tư liệu, ảnh chụp nói về căn hầm này trên báo đài. Theo lịch trình định sẵn của "tour" thăm Thành cổ, du khách sẽ qua hầm trú bom này để lên nhà T78 (Tổng hành dinh của Bộ Tổng tham mưu Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ) và nhà D67 (nơi làm việc của nhiều đời Bộ trưởng Quốc phòng trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng; cũng là nơi diễn ra cuộc họp giữa Bộ chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, tại cửa dẫn vào hầm trú ẩn lúc 9h30 sáng nay, du khách đã bị chặn lại khoảng 30 phút. Nguyên do là có quá nhiều người háo hức đòi cùng một lúc đổ vào hầm. Người bảo vệ ở đó giải thích rằng căn hầm hẹp chỉ nên chứa tối đa 50 người một lúc.

Soạn: AM 158889 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
GS Trần Quốc Vượng trả lời báo chí tại sân điện Kính Thiên.

Những du khách đầy tò mò và lòng ngưỡng mộ đối với lịch sử dân tộc, bắt đầu nài nỉ người bảo vệ. Một nửa đám khách thấy không thể lay chuyển tình thế, bèn chuyển hướng lên thăm phòng trưng bày hơn 300 di vật Hoàng thành Thăng Long tại tầng 2 nhà Con Rồng. Bà Nguyễn Thị Lan, một trong số những người nhất định đứng lại chờ được vào thăm hầm trú ẩn, cho biết: "Những thứ đáng xem nhất thì tôi đã xem: Đôi rồng đá trước Điện Kính Thiên tôi đã ngắm suốt từ lúc 8h30 đến giờ. Còn các hiện vật Hoàng thành thì đã nhìn nhiều trên báo và xem trong triển lãm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước đây. Bây giờ mong muốn nhất là được vào thăm căn hầm trú bom này". Trong khi đám đông đang phân bua, cố nghển cổ nhìn qua lưng người bảo vệ, vào căn phòng phía sau anh ta và đôi bậc thang nhô lên của căn hầm, thì bỗng thấy một đám người từ ngay dưới bậc thang đó tiến lên. Thì ra, những người này đi vòng sang thăm khu nhà D67 và T78 trước, rồi xuống hầm theo cầu thang thông với hai nhà này. Không thể trì hoãn hơn, du khách (mà lúc này chỉ còn lại không nhiều) được phép xuống hầm. Nơi đây vẫn còn căn phòng họp kê một chiếc bàn lớn hình bầu dục được lau chùi bóng loáng. Hai cầu thang dài hun hút dẫn lên hai di tích nổi tiếng nhất trong cụm di tích cách mạng này: nhà D67 và T78. Tại đây, bàn ghế, bản đồ tác chiến vẫn nguyên vị. Chúng ta thậm chí có thể hình dung cụ thể vị trí ngồi của từng vị tướng trong buổi họp giữa Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, qua một tấm biển đề tên từng người gắn trên chính bàn họp đó.

Soạn: AM 158863 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Quan khách trước giờ cắt băng khai mạc.

Thành cổ Hà Nội sẽ mở cửa đón khách vào buổi sáng từ 8h30 đến 11h30 và buổi chiều từ 14h đến 16h30. Tại buổi lễ khai mạc, ông Phùng Hữu Phú, Phó bí thư thường trực Thành uỷ, cho biết: Sau khi mở cửa cho đến hết tháng 10, Thành cổ Hà Nội sẽ đóng cửa tạm thời để nghiên cứu đề xuất phương án bảo tồn tôn tạo, xúc tiến việc lập hồ sơ xếp hạng di tích.  Trong quy hoạch tổng thể, ông nhấn mạnh: "Phải để khảo cổ đi trước một bước". Trước mắt, cần tiến hành một số tu sửa nhỏ phục vụ cho việc tham quan di tích, đồng thời sớm thanh lý, tháo dỡ các nhà tạm không cần thiết.

Soạn: AM 158865 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
GS Vũ Khiêu cắt băng mở cổng Cấm thành.

Ông Phan Đăng Long, Quyền Giám đốc Sở VHTT Hà Nội, khẳng định: "Việc đề xuất phương án bảo tồn tôn tạo phải mất ít nhất ba năm. Trong thời gian đó, tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách thăm quan, Thành cổ có thể tiếp tục được mở cửa trong những ngày lễ lớn của đất nước". Cũng theo ông này, TP Hà Nội tiếp tục đề nghị Bộ Quốc phòng bàn giao nốt phần đất còn lại thuộc thành Hà Nội. Công việc này đang có những chuyển biến tích cực.

Nhìn chung, các di tích còn lại trên mặt đất về các thời đại phong kiến Việt Nam quá ít. Trừ hai đôi rồng đá trước và sau nhà Con Rồng, phần còn lại chủ yếu là các di tích cách mạng. Các dấu tích cung điện thành quách như trong trí tưởng tượng của nhiều người đều đã bị thời gian phá huỷ. Ý thức được điều đó, Ban quản lý Thành cổ đã sử dụng toàn bộ tầng hai nhà Con Rồng để trưng bày hơn 300 hiện vật tiêu biểu khai quật được tại khu Ba Đình. Một lượng lớn hiện vật, tranh ảnh thuộc thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cũng được trưng bày. Tuy nhiên, theo ấn tượng của nhiều du khách, những cái để xem, nghe... vẫn còn hơi sơ sài, đơn điệu.

Soạn: AM 158867 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Những người dân đầu tiên bước qua cổng Cấm thành. 

Thêm vào đó, đội ngũ thuyết minh hoàn toàn chưa làm hết trách nhiệm. Chính họ, lẽ ra phải là người tạo được cho các dấu tích di sản ít ỏi nơi đây một không khí hoài niệm về ông cha ta, về diện mạo của kinh thành Thăng Long xưa, thì lại chỉ làm một người hướng dẫn đường đi lối lại đơn thuần. Cuối cùng, trách nhiệm này đổ hết lên hai vị giáo sư hết lòng vì Hoàng thành Thăng Long: GS Trần Quốc Vượng và GS Lê Văn Lan. Hai ông đã giảng giải không ngừng về mọi chi tiết liên quan đến di tích và tập hợp được một đám đông mỗi lúc một lớn quanh mình.

Soạn: AM 158847 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cấm Thành chính thức mở cửa đón khách.
Soạn: AM 158851 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Poster hướng dẫn tham quan Cấm thành.
Soạn: AM 158853 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Những lẳng hoa đầu tiên được mang vào Cấm thành.
Soạn: AM 158855 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Những người đầu tiên được "sờ" vào vẩy rồng.
Soạn: AM 158857 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Cửa Cấm thành đã mở!
Soạn: AM 158861 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bao nhiêu năm ước ao, nay được vào Cấm thành.

  •  Đ.D.H
  • Ảnh: Thành Đạt
,
,