,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
582870
"Nụ hôn của gió" bị vi phạm bản quyền trắng trợn?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

'Nụ hôn của gió' bị vi phạm bản quyền trắng trợn?

Cập nhật lúc 21:50, Thứ Năm, 24/02/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) -  Một bức ảnh khá nổi tiếng và một bức tranh mới được giải nhất cuộc thi vẽ tranh cổ động chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng tại sao lại giống nhau?

Soạn: AM 288337 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Năm 1999, Trần Thế Long, Hội viên Hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, chụp bức ảnh Nụ hôn của gió. Bức ảnh diễn tả một cô gái có khuôn mặt hồn nhiên, hơi ngửa lên, chiếc khăn màu vàng ở phía sau bay lên như một đám mây. Ngay sau khi ra đời, bức ảnh đã đạt một số giải thưởng giá trị: Huy chương Vàng tại Áo năm 1999, Giải A ảnh xuất sắc do Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh VN trao cùng năm; dự Triển lãm ảnh VN lần thứ nhất do Bộ VHTT phối hợp với Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh VN tổ chức năm 2000; đi dự triển lãm ở một số nước như Hồng Kông, Singapore, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản,...

Đầu năm 2005 xuất hiện những bản in được phổ biến rộng rãi của một bức tranh cổ động mang tên: "Đảng là cuộc sống của tôi", ký tên tác giả Nguyễn Trung Kiên. Bằng mắt thường, có thể nhận thấy sự giống nhau giữa hai tác phẩm là hoàn toàn ở khuôn mặt của cô gái. Ngay cả dáng bay lên của chiếc khăn, là điểm nhấn của tác phẩm, cũng giống hệt nhau. Chỉ khác là màu áo cô gái được làm mờ chìm vào màu xanh của da trời, và màu vàng của chiếc khăn đổi thành màu đỏ, trên đó vẽ một hình búa liềm. Góc phải bức tranh ký tên "Kiên 04".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Nguyễn Trung Kiên là sinh viên K10, Khoa Đồ hoạ, Viện Đại học mở HN, gửi tác phẩm "Đảng là cuộc sống của tôi" tham gia cuộc thi sáng tác tranh cổ động chào mừng 70 năm thành lập Đảng của Cục Văn hoá Thông tin cơ sở và đoạt giải nhất. Ngay sau đó, Cục Văn hoá thông tin cơ sở ấn hành tác phẩm này với số lượng 20.000 bản, lưu hành rộng rãi, lấy giấy phép xuất bản số 392/QĐ-CXB, cấp ngày 27/12/2004.

Sự xuất hiện của bức tranh cổ động này đã gây nên nhiều dị nghị trong giới nghệ sỹ. Nhiều người thẳng thắn bày tỏ quan điểm cho rằng nhất định có sự sao chép ở phía Nguyễn Trung Kiên. Mới đây, nhà nhiếp ảnh Trần Thế Long đã gửi đơn kiến nghị đến một số báo chí nhờ xác minh. Trong đơn có đoạn viết: "Thực chất đó không phải là tranh mà gần như là toàn bộ tác phẩm ảnh của tôi. Chỉ có chiếc khăn vàng đã được Nguyễn Trung Kiên tô màu đỏ và gắn một cách khiên cưỡng hình búa liềm bằng một kỹ thuật non kém. Tuy là ca ngợi Đảng nhưng là một sự ca ngợi thiếu trách nhiệm".

Soạn: AM 287695 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Bằng chứng nhận giải thưởng ảnh xuất sắc của Trần Thế Long

Ông giải thích: "Nếu tác giả Nguyễn Trung Kiên lấy bức ảnh của tôi làm ý tưởng để dựa theo mà vẽ thành tranh thì phải có nét bút riêng chứ, và người mẫu làm sao có hồn như vậy được. Còn trong cái gọi là tranh của anh ta tôi thấy hiện lên cả cái nét sợi vắt sổ của tấm khăn. Sự giống nhau đó chi tiết tới nỗi không thể nghĩ đó là tranh được. Còn nếu anh ta dùng photoshop thì giữ nguyên khuôn mặt cô gái, chỉ việc sửa màu cho mỗi tấm khăn từ vàng thành đỏ. Sau đó thì việc vẽ thêm hình ảnh búa liềm lên là việc dễ tới nỗi bất cứ ai biết sử dụng photoshop cũng làm được".

Liệu có thể xảy ra một vụ vi phạm bản quyền lớn đến vậy với một bức tranh đạt giải nhất một cuộc thi mà trong thành phần Ban giám khảo có cả các Hoạ sỹ của Hội Mỹ thuật VN? Bộ VHTT là nơi đã cấp cho Trần Thế Long bằng chứng nhận trưng bày tại triển lãm nghệ thuật nhiếp ảnh toàn quốc lần thứ nhất 1996-2000, giải thưởng Ảnh xuất sắc năm 1999 của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh VN, vậy mà cũng chính Bộ VHTT lại là nơi cấp giấy phép cho việc xuất bản một bức tranh giống đến 3/4 mà lại của một tác giả khác?

Để rộng đường dư luận, sau bài viết này chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến một số người có liên quan.

  • D.Diễm 
,
,