,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
602882
NSND Phạm Thị Thành: Lễ vua Hùng phải có dấu ấn riêng
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

NSND Phạm Thị Thành: Lễ vua Hùng phải có dấu ấn riêng

Cập nhật lúc 14:59, Thứ Hai, 28/03/2005 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Năm nay, giỗ tổ Hùng Vương lần đầu tiên được tổ chức theo quy chế quốc lễ, Đạo diễn, NSND Phạm Thị Thành được giao trọng trách làm Tổng đạo diễn chương trình này. Vậy quy mô, tầm vóc của Lễ hội đền Hùng có gì khác với những năm trước đây?

ĐD, NSND Phạm Thị Thành

Bà có thể cho biết về những khó khăn trong công tác viết kịch bản cũng như khâu chuẩn bị?

NSND Phạm Thị Thành: - Việc thể hiện nội dung trải dài qua 4000 năm lịch sử, đồng thời lễ hội phải mang tính huyền thoại, tâm linh và mang tính thời sự cập nhật đương đại vv..là rất khó. Rồi phải làm khác những cái cũ, kiếm tìm cái mới…
Tôi muốn lễ hội đền Hùng phải mang một dấu ấn riêng, đó là làm thế nào để khách trong nước cũng như Quốc tế biết được đây là một lễ hội của Việt Nam. Đồng thời lễ hội đền Hùng mang đậm tính lịch sử và huyền thoại vừa mang tính văn hóa Việt, mang tâm linh nơi đầu tiên sinh ra dòng giống Việt Nam là có thật.

Không gian văn hoá cố đô Phong Châu được đưa vào chương trình quốc giỗ năm nay như thế nào? Bà có ý định tái hiện những cảnh sinh hoạt xưa như giã gạo nuôi quân, dạy dân bách nghệ không?

NSND Phạm Thị Thành: - Lễ hội được diễn ra trong vòng 4 ngày từ 06/4 cho đến ngày 10/4 năm Ất Dậu (tức 14 đến 18 tháng 4 năm 2005) sẽ thu hút khoảng 1.500.000 lượt người. Không gian lễ hội từ Đền Hùng (xã Hy Cương, Lâm Thao cũ) đến Thành Phố Việt Trì. Phần lễ chủ yếu tại các đền, chùa ở núi Nghĩa Lĩnh. Phần hội ở những địa điểm có diện tích rộng, mang ý nghĩa lịch sử từ cổ xưa tới thời kỳ cách mạng với sự tham gia của 2.500 cho đến 3000 người cả chuyên và không chuyên, 10 đoàn tổ chức từ các tỉnh bạn, 5 đoàn trong tỉnh và 3 đoàn nghệ tuật quốc tế (gồm Thụy Điển, Hàn Quốc, Trung Quốc). Riêng đêm đại lễ hội sẽ được trình diễn trên sân vận động Việt Trì, trung tâm là một sân khấu lớn rộng 500m2. Khai mạc gồm có 5 chương 10 cảnh, trong đó có cảnh mang tính huyền thoại rồng tiên như Lạc Long Quân sinh được 100 con; cảnh về lịch sử chống giăc ngoại xâm với hình tượng của Thánh Gióng; một số cảnh mang tính văn hóa Việt Nam nối từ thời đại vua Hùng cho tới thời đại Hồ Chí Minh.

Triều đại các vua Hùng khởi đầu cho nền văn hiến độc lập Việt Nam, điểm nhấn quan trọng này có được đưa vào chương trình không và đưa như thế nào, thưa bà?

NSND Phạm Thị Thành trong chuyến đi thực tế tại đền Hùng.

NSND Phạm Thị Thành: - Nói đến điểm nhấn thì đó là đoạn chuyển kết đậm chất văn hóa với hình xếp tạo dựng trên sân vận động. Trong cảnh này, 500 diễn viên mặc trang phục theo quy định của họa sỹ và biên đạo múa tiến ra sân cỏ xếp thành hình vuông, quàng áo choàng lớn màu xanh của bánh chưng buộc lạt rất đẹp. 200 học sinh đứng thành vòng tròn làm thành đĩa đựng bánh trưng. Trong âm nhạc, bánh chưng được bóc ra thành màu xanh nếp. Bốn diễn viên xiếc đứng trên vai nhau, cầm hai dải lụa xanh dài cắt bánh chưng làm bốn phần. Ở những đường cắt, bánh rời ra thấy rõ màu vàng của đậu xanh, màu trắng, nâu nhạt của thịt mỡ… rồi lại cắt tiếp thành 8 miếng chéo. Theo âm nhạc và lời thuyết minh, bánh chưng được dâng lễ, trên sân khấu là hình gia đình Việt Nam và kiều bào đang cúng tổ tiên…Trên sân khấu các màn hình lớn chiếu cảnh các gia đình Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đang cúng bánh chưng ngày tết. Hình tượng bánh chưng vừa nhắc đến câu chuyện Lang Liêu làm bánh dâng lên cho vua cha sau đó Lang Liêu được nối ngôi và day dân trồng lúa, vừa biểu tượng cho trời tròn, đất vuông, hòa thuận âm dương, vừa biểu tượng cho văn hóa ẩm thực thống nhất.

Lần đầu tiên thực hiện quy chế quốc lễ xin bà cho biết lễ hội đền Hùng năm nay có điểm gì mới so với trước đây?

NSND Phạm Thị Thành: - Ngoài phần khai lễ có ban thờ và khai mạc tại các nhà thi đấu thể thao Việt Trì thì phần hội nơi công chúng có thể tham gia tại các địa điểm từ núi Nghĩa Lĩnh đến ngã ba Bạch Hạc với các trò chơi dân gian như: Trò Trám, Đánh Phết, Cướp Cầu, hội vật, cướp cờ, bắt chạch trong chum….Biểu diễn nghệ thuật như hát xoan, ghẹo, hòa nhạc cổ điển, múa ba lê, ca Huế, Nam Bộ, quan họ Bắc Ninh, biểu diễn của các nước bạn. Triển lãm tranh ảnh Xưa và Nay, tổ chức "Chợ trung du"…

  • Việt Hùng



,
,