,
221
961
Đời sống VHNT
vandekhac
/vanhoa/vandekhac/
679872
Pháp lệnh quảng cáo không có hiệu lực đối với game show?
1
Article
443
Văn hoá
vanhoa
/vanhoa/
,

Pháp lệnh quảng cáo không có hiệu lực đối với game show?

Cập nhật lúc 07:20, Thứ Hai, 11/07/2005 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Ngày càng nhiều game show trở thành nơi quảng cáo các sản phẩm tiêu dùng một cách lộ liễu và trắng trợn hơn bao giờ hết.

Ngộp thở vì game show

Soạn: AM 476491 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Logo sản phẩm vây quanh tên game show

Thông qua game show, các Đài truyền hình thu hút được quảng cáo một cách dễ dàng nên mạnh đài nào đài nó làm game show. Tất cả các ngày trong tuần đều có game show, riêng thứ 7 và chủ nhật thì game show từ sáng đến tối. Hai đài truyền hình có nhiều game show nhất hiện nay là HTV và VTV. VTV có Sóng nước phương Nam, Chiếc nón kỳ diệu, Trò chơi âm nhạc, Đường lên đỉnh Olympia, Hãy chọn giá đúng, Vườn cổ tích, Ai là triệu phú, Hành trình văn hoá, Ở nhà chủ nhật...

HTV bước vào lĩnh vực game show sau VTV nhưng tăng trưởng số lượng chương trình rất nhanh. Từ hai năm trước, HTV đã lập hẳn một tiểu ban chuyên thực hiện các chương trình trò chơi với quyết tâm đưa gameshow trở thành một trong những mục tiêu phát triển chính. Nhờ vậy, trong thời gian ngắn HTV có Chung sức, Trúc xanh, Nốt nhạc vui, Siêu thị may mắn, Hát với ngôi sao, Vui cùng Hugo, Rồng vàng, Kim tự tháp, Vui để học, Stinky và Stomper, Nhịp sống sôi động, Chuyện nhỏ, Vượt lên chính mình, Chuyện không của riêng ai, Năng động, Ai nhanh hơn, Thử tài người hâm mộ, Mọi người cùng thắng... Các đài tỉnh thấy game show ngon ăn cũng bắt đầu nhảy vào. BTV có Đồng hành với BTV, Việt Nam quê hương tôi. Cuộc chạy đua game show của các đài truyền hình, có vẻ như vẫn chưa chùn bước.

Game show, khi một tuần có vài cái thì được làm cẩn thận nên thu hút nhiều người. Bây giờ, với mức độ tràn lan, trùng lắp và dễ dãi đã vượt mức chiụ đựng của khán giả. Game show gần như choán hết tất cả giờ "vàng" và "bạc". Đẩy lùi những chương trình cần thiết như thời sự, phim và ca nhạc buổi tối xuống trễ hơn, gây mệt mỏi cho khán giả. Còn "sạn" trong game show thì nhiều vô kể. Từ lỗi của người dẫn chương trình đến khách mời và cả đáp án  lẫn câu hỏi. Ví dụ trong một chương trình Chung sức phát sóng đầu tháng 5, câu hỏi "Nghề nào nhàn nhất?" được trả lời là nghề giáo. Câu trả lời này gần như đánh đổ tất cả những đóng góp và cống hiến vất vả của nghề giáo rồi còn gì!

Game show: vùng đất an toàn cho quảng cáo?

Trong Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo, tại mục II, điểm 6 ghi rõ: "Không quảng cáo các loại sản phẩm hàng hoá mà nội dung, hình thức quảng cáo gây mất thẩm mỹ, không phù hợp với tâm lý, phong tục tập quán của dân tộc (như băng vệ sinh, giấy vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da và các loại sản phẩm hàng hoá tương tự) trên Đài phát thanh, Đài truyền hình từ 18 giờ đến 20 giờ hàng ngày.

Trong khi tất cả chương trình của truyền hình phải chiụ sự chi phối của Pháp lệnh quảng cáo thì game show gần như không quan tâm đến điều này. Ngoài việc các chương trình quảng cáo cắt ngang game show 2 lần, các game show đều tích cực trưng, treo, phóng to logo và sản phẩm nhà tài trợ trên khắp sân khấu. Treo ngay chính giữa, to bằng tên chương trình, treo sau đầu thí sinh, trên bảng điểm và cả trải dưới đất. Thậm chí, M.C phải dõng dạc cám ơn nhà tài trợ khi bắt đầu và kết thúc cuộc chơi.

Chưa hết, có những game show như Vui cùng Hugo, Hãy chọn giá đúng, Siêu thị may mắn... còn lộ liễu và trắng trợn đưa luôn sản phẩm và tên của nhà tài trợ vào nội dung cuộc chơi. Các bé đến với game show Hugo thì bị gán cho những cái tên của gần chục nhà tài trợ và M.C cứ vô tư gọi các bé bằng tên các sản phẩm sữa, dầu ăn... Hãy chọn giá đúngSiêu thị may mắn không cần che dấu việc quảng bá giá cả sản phẩm. Thậm chí bê nguyên sản phẩm lên sân khấu và M.C đọc vanh vách các tính năng, chức năng, công dụng của sản phẩm. Những chương trình như thế này cứ vô tư nhồi nhét cho khán giả một định hướng tiêu dùng thụ động.

Trong Thông tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP  đã không cho phép  quảng cáo băng vệ sinh, đặc biệt trong thời gian từ 18 - 20g. Vậy mà trong game show Trò chơi âm nhạc của VTV vẫn treo sừng sững logo băng vệ sinh Kotex, được M.C trịnh trọng cảm ơn trước và sau cuộc thi và được phát trong giờ "vàng". Chẳng lẽ Pháp lệnh quảng cáo không có hiệu lực đối với game show?

  • Thanh Chung 

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
,