Vì sao hoạt động xuất bản liên tục gặp “sự cố”?
11:33' 17/07/2003 (GMT+7)

Xuất bản sách "Chuyến xe ma quái" - Một sai lầm của NXB Văn học.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2003, cơ quan quản lý Nhà nước đã thu hồi và cấm phát hành 3 cuốn sách (2 cuốn của NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 1 cuốn của NXB Văn Học), tạm ngừng phát hành để thẩm định nội dung 2 cuốn sách (thuộc NXB Lao Động và NXB Nghệ An). Mới đây, Cục Xuất bản cũng quyết định tạm đình chỉ cuốn Ai đã giết anh em Ngô Đình Diệm (NXB Thanh Niên) để thẩm định nội dung, đánh giá mức độ sai phạm

"Xé rào" do... thương mại hóa!

 

Ở mảng sách chính trị - xã hội, có trường hợp "viết lại" sách của tác giả sáng tác ở miền Nam trong thời kỳ trước 1975; tự động đổi tên đề tài, trình bày bìa tùy tiện, thậm chí đưa cả quảng cáo vào sách, tạo cảm giác thiếu nghiêm túc đối với loại sách chính trị.

 

Ở mảng sách tham khảo, hai cuốn sách bị thu hồi Cẩm nang tuyển sinh tìm hiểu các trường đại học và kỳ tuyển sinh 2003 - 2004 (NXB ĐH Quốc gia Hà Nội) có nội dung sai lệch; cuốn Văn ôn thi đại học (NXB ĐH Sư phạm) có quá nhiều lỗi về trích dẫn.

 

Mảng sách văn học nghệ thuật thiếu vắng sáng tác mới, các NXB quay về tái bản sách cũ, hoặc góp nhặt các truyện ngắn đã in trên các báo để in thành tập dạng "truyện ngắn hay 2003". Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2003 đã có tới 3 tập truyện ngắn hay 2003 ra mắt người đọc. NXB Hội Nhà văn tái bản 35 tác phẩm của Quỳnh Dao và 10 tác phẩm của các tác giả khác. Theo đánh giá của Cục Xuất bản, tình trạng in lại nhiều lần (quay vòng) tác phẩm Quỳnh Dao và một số truyện tình cảm sướt mướt, ủy mị đã đến lúc "báo động". Ngay ở mảng sách thiếu nhi, một số tập truyện tranh nước ngoài được xuất bản có nội dung vượt quá lứa tuổi thiếu nhi.

 

Cục Xuất bản thừa nhận: "Khuynh hướng thương mại hóa vẫn là khuyết điểm lớn nhất hiện nay trong hoạt động xuất bản ở nước ta. Khuynh hướng này có biểu hiện gia tăng ở một số NXB dẫn đến xa rời tôn chỉ mục đích. Có NXB không thể tự làm sách mà chỉ dựa vào đối tác liên doanh liên kết nhằm thu lợi nhuận nhanh, vô hình trung đã tạo sơ hở để đối tác thao túng hoạt động tổ chức xuất bản từ A đến Z".

 

Tại hội nghị sơ kết công tác xuất bản 6 tháng đầu năm 2003 (ngày 11/7), các đại biểu đã mổ xẻ quyết liệt về trình độ biên tập viên yếu kém ở một số NXB. Một số biên tập viên thiếu nhạy cảm chính trị, thậm chí xa rời chức năng "bà đỡ" cho tác phẩm,  biến mình thành khâu trung gian trong việc liên doanh xuất bản giữa đối tác bên ngoài (tư nhân) với NXB đang là vấn đề nổi cộm ở không ít NXB.

 

Điều này dẫn đến các sai phạm nghiêm trọng như in sách của các tác giả hải ngoại đã xuất bản ở miền Nam trước 1975, hoặc có nội dung xào nấu như sai phạm của NXB Văn Học, NXB Thanh Niên...

 

"Kế hoạch ảo!"

 

Thực tế từ những vi phạm cho thấy các bản đăng ký kế hoạch của một số NXB thực chất chỉ để đối phó, chỉ là "kế hoạch ảo". Năm 2002, Cục Xuất bản đã chấp nhận kế hoạch xuất bản trên 23.884 tên sách trong khi số sách nộp lưu chiểu chỉ chiếm 65%.

 

Cục Xuất bản đề xuất 2 phương án quản lý kế hoạch xuất bản. Theo đó, bỏ hoàn toàn việc chấp nhận kế hoạch xuất bản, chỉ thực hiện tổ chức thẩm định nội dung và xử lý trường hợp phát hiện sai phạm. Nhưng phương án này có nguy cơ làm cho xu hướng thương mại hóa ở các NXB có cơ hội phát triển, chạy theo  thị hiếu tầm thường, hoạt động của NXB sẽ bị tư nhân xấu thao túng, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát nội dung xuất bản phẩm. Phương án 2 là vẫn thực hiện đăng ký kế hoạch xuất bản, nhưng đề xuất một số biện pháp như: Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện "Quy chế lưu chiểu", "Quy chế liên doanh về in và phát hành xuất bản phẩm"; thành lập thanh tra chuyên ngành về xuất bản - in - phát hành sách; tăng cường vai trò cơ quan chủ quản các NXB...

 

Được biết, theo kế hoạch triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ VHTT sẽ tiến hành thanh tra các NXB vi phạm Luật Xuất bản trong thời gian qua.

(Theo NLĐ)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton viết hồi ký (17/07/2003)
Nguyễn Ngọc Tư: "Tôi thèm ai đó 'quất' cho mình vài roi" (06/07/2003)
Cần phải hiểu đúng bài thơ "Tràng Giang" (05/07/2003)
Nhà văn Võ Thị Hảo với Giàn thiêu (03/07/2003)
''Thơ ca tạo một thế giới bên cạnh chúng ta...'' (03/07/2003)
Thực tế buồn về văn học Việt Nam được dịch ở Pháp (02/07/2003)
"Tôi thấy Hồ Xuân Hương đã bị oan!'' (01/07/2003)
''Một thiên nằm mộng'' - đánh thức những điều giấu kín (30/06/2003)
Thơ xứ ta lắm chuyện... (27/06/2003)
Tác giả Harry Potter giao lưu với độc giả "nhí" (27/06/2003)
Các nhà sách ở TP.HCM: Cần thay đổi phương thức hoạt động (26/06/2003)
Về "đầu máy" nào đây cho "cỗ xe phê bình văn học"? (26/06/2003)
Sách cho thiếu nhi - thiếu hay thừa ? (25/06/2003)
Vài mẩu chuyện về nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết phê bình? (19/06/2003)
“Cả giận mất khôn” và logich “hàng tôm hàng cá”! (18/06/2003)
Tro ve dau trang