Sách lậu càng nhiều, tiến trình hội nhập quốc tế càng chậm
13:50' 26/08/2003 (GMT+7)

Nạn sách lậu không chỉ làm đau đầu những nhà quản lý trong nước mà cả người nước ngoài cũng "nản". Ông Gareth Knight - Giám đốc khu vực châu Á - Nhà xuất bản Cambridge đã lên tiếng về vấn đề này trong chuyến thăm chớp nhoáng Việt Nam. Ông cho rằng sách lậu càng nhiều, tiến trình hội nhập quốc tế càng chậm và nhất là vào thời điểm này khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

- Có vẻ như sách in lậu là khó khăn lớn nhất mà các ông gặp phải ở Việt Nam?

- Trong hoạt động kinh doanh ở một chỗ mới thì đều có những vấn đề nảy sinh, song quan trọng hơn là chúng ta đã làm việc và đang cùng nhau giải quyết các vấn đề. Khó khăn lớn nhất với chúng tôi là các quy định của chính phủ Việt Nam trong thủ tục nhập sách. Có nhiều cản trở như khi nhập sách thì phải qua nhiều khâu như xin giấy phép, kiểm duyệt..., làm ách tắc kế hoạch của chúng tôi vì phải chờ đợi quá lâu. Còn in lậu là khó khăn của chúng tôi và cũng là khó khăn của các bạn. Nhưng phía các bạn sẽ thiệt thòi hơn.

- Vì sao vậy?

- Theo tôi biết, ở Đông Nam Á hiện chỉ có Việt Nam và Myanmar là có sách in lậu. Chúng tôi đã làm việc với Hiệp hội In ấn quốc tế có trụ sở ở Washington để tổ chức này đề nghị WTO yêu cầu Việt Nam chấm dứt tình trạng in lậu như thế này. Các bạn cần nhận thức rằng, càng có nhiều sách in lậu thì tiến trình hội nhập quốc tế mà cụ thể là gia nhập WTO của các bạn càng chậm trễ. Hơn nữa, không chỉ Cambridge, mà nhiều NXB muốn vào Việt Nam kinh doanh đều đứng lại và chờ đợi chúng tôi. Dù sao thì chúng tôi đang cố gắng di chuyển về phía trước.

- Là người am tường ngôn ngữ, ông có tiếp cận với văn học Việt Nam?

- Thú thực là không, vì tôi không biết tiếng Việt, còn sách dịch các tác phẩm Việt Nam hầu như không có dấu ấn tại nước ngoài. Tôi chú ý nhiều đến hội họa của các bạn, thế nhưng vấn đề là chuyện sao chép lậu. Tại TP.HCM có nhiều họa sĩ, nhưng tôi không hiểu vì sao họ không dành thời gian vào việc tự mình vẽ tranh của mình, hơn là đầu tư vào việc chép tranh. Cá nhân tôi muốn mua bản tranh gốc do họ làm nên, chứ không muốn mua bản tranh họ chép của người khác. Ví dụ như một bức tranh chép chỉ có 10-20 USD. Còn bức do họ tự sáng tác có thể được vài trăm, vì đây là tác phẩm độc bản.

- Ông có tin tưởng vào sự thành công của NXB Cambridge tại Việt Nam?

- Tôi hy vọng vào sự thành công ở Việt Nam. Bởi hy vọng Việt Nam sẽ sớm lập lại trật tự trong kinh doanh.

(Theo TT & VH)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phê bình còn là một sân chơi thiếu luật (21/08/2003)
Hoàng Trần Cương viết tộc phả thành thơ (23/07/2003)
Vì sao hoạt động xuất bản liên tục gặp “sự cố”? (17/07/2003)
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton viết hồi ký (17/07/2003)
Nguyễn Ngọc Tư: "Tôi thèm ai đó 'quất' cho mình vài roi" (06/07/2003)
Cần phải hiểu đúng bài thơ "Tràng Giang" (05/07/2003)
Nhà văn Võ Thị Hảo với Giàn thiêu (03/07/2003)
''Thơ ca tạo một thế giới bên cạnh chúng ta...'' (03/07/2003)
Thực tế buồn về văn học Việt Nam được dịch ở Pháp (02/07/2003)
"Tôi thấy Hồ Xuân Hương đã bị oan!'' (01/07/2003)
''Một thiên nằm mộng'' - đánh thức những điều giấu kín (30/06/2003)
Thơ xứ ta lắm chuyện... (27/06/2003)
Tác giả Harry Potter giao lưu với độc giả "nhí" (27/06/2003)
Các nhà sách ở TP.HCM: Cần thay đổi phương thức hoạt động (26/06/2003)
Về "đầu máy" nào đây cho "cỗ xe phê bình văn học"? (26/06/2003)
Tro ve dau trang