,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
770921
Bài 2: Nhân tài trẻ “chảy” về đâu?
1
Article
null
,

Bài 2: Nhân tài trẻ “chảy” về đâu?

Cập nhật lúc 17:10, Thứ Sáu, 03/03/2006 (GMT+7)
,

Trong cuộc khảo sát nhanh với nhiều bạn thủ khoa tốt nghiệp đại học năm 2004 và 2005, tất cả đều muốn “vào làm việc trong các cơ quan nhà nước”. Nhưng thực tế: đa số họ hiện đang làm ở các cơ quan... ngoài nhà nước.

Đa số các thủ hiện đang cống hiến cho các cơ quan ngoài Nhà nước

Thủ khoa ngành y tế cộng đồng (Đại học Y HN-năm 2004) Ngô Thị Thanh Hương bộc bạch: “Quê tôi ở Thái Bình, nên quả thực là sau khi ra trường tôi rất mong muốn có một lời mời nào đó từ phía các cơ quan nhà nước trên địa bàn HN, và tôi đã nộp hồ sơ.

Nhưng các cơ quan phù hợp với chuyên ngành của tôi trả lời rằng họ sẵn sàng chấp hành nghiêm túc chính sách thu hút nhân tài của cấp trên, nhưng hiện nay...chưa có chỉ tiêu.

Tôi có hỏi ý kiến thầy giáo của mình thì thầy nói rằng y tế cộng đồng là một ngành học mới, vì thế khó có thể nói thủ đô không có nhu cầu về nhân sự trong lĩnh vực này”.

Bạn Thanh Hương cho biết sau một thời gian ngắn “thăng hoa” với danh hiệu thủ khoa, bạn đã nhanh chóng rơi vào tình trạng... bơ vơ vì chưa tìm được việc làm.

“Một số cơ quan ở quê tôi ngỏ ý sẵn sàng tiếp nhận tôi về công tác, nhưng sau khi tìm hiểu kỹ những lời ngỏ ấy thì tôi biết rằng để được vào làm chính thức ở đó tôi cũng sẽ phải làm rất nhiều động tác khác chứ không thể trông cậy vào mỗi tấm bằng đỏ”– Hương nói.

Cuối cùng Thanh Hương đành từ bỏ ước mơ “nhập hộ khẩu Hà Nội theo chính sách thu hút nhân tài”, hiện bạn đang làm việc cho một dự án nước ngoài với môi trường làm việc và mức lương theo bạn là “rất thỏa đáng”.

Thủ khoa Trần Hà Trang (Học viện quan hệ Quốc tế (HVQHQT) tốt nghiệp năm 2005) cũng khẳng định: “Nếu có cơ hội lựa chọn làm việc giữa một cơ quan nhà nước hoặc Cty nước ngoài trả lương cao gấp 2- 5 lần, tôi sẽ chọn làm công chức nhà nước”.

Sau khi tốt nghiệp, Hà Trang đã nộp hồ sơ vào Bộ Ngoại giao (thông thường các thủ khoa tốt nghiệp HVQHQT sẽ được tuyển thẳng vào làm việc tại Bộ Ngoại giao). Tuy nhiên do hàng năm số thủ khoa tốt nghiệp HVQHQT rất ít, nên Hà Trang vẫn đang phải... chờ tới đợt tuyển dụng chung của Bộ Ngoại giao.

Trong thời gian chờ việc với tâm trạng “phập phồng”, Trang  phải tự tìm cho mình những việc làm tạm thời. Đầu tiên, Hà Trang được bạn bè giới thiệu vào làm nhân viên văn phòng ở một Cty tư nhân với thu nhập khá khiêm tốn.

Không lâu sau, Hà Trang lại “nhảy cóc” sang làm thư ký cũng ở một Cty tư nhân chuyên về lĩnh vực điện tử (chẳng liên quan gì đến những kiến thức đã được học trong nhà trường)...

Tốt nghiệp thủ khoa đại học cùng trường và cùng khoá với Hà Trang, bạn Nguyễn Thị Hương Giang từ bỏ cơ hội công tác ở Bộ Ngoại giao. Hiện Giang đang làm trong ban chuyên đề kinh tế một tờ báo điện tử, và những gì Giang đang làm dường như không liên quan gì đến kiến thức mà bạn đã được học ở nhà trường.

Giải thích lý do tại sao cơ quan nhà nước không hấp dẫn mình, Hương Giang thẳng thắn nói: “Tôi rất ngại làm việc trong môi trường cơ quan nhà nước, bởi sự trì trệ và thu nhập hàng tháng không đủ sống”.

Chúng tôi có thể kể ra đây nhiều trường hợp khác của các bạn thủ khoa đã phải vất vả khi tìm kiếm việc làm: bạn H.H (thủ khoa Đại học Văn hóa Hà Nội, chuyên ngành quản lý văn hóa-năm 2005), sau khi tốt nghiệp H đã xin việc ở nhiều cơ quan trên địa bàn HN nhưng câu trả lời thường là “hiện chúng tôi chưa có chỉ tiêu”.

Không thể tiếp tục cuộc sống tạm bợ ở thủ đô để chờ đợi H đã phải... lui về quê để làm nhân viên hợp đồng trong một trung tâm văn hoá cấp quận ở Hải Phòng.

H còn cho biết, do việc “gõ cửa” các cơ quan nhà nước khó quá nên có một thủ khoa của trường ĐHVHHN đã chọn cách lập nghiệp đơn giản hơn là vào làm trong Cty nước ngoài.

Bạn P.Đ.T (thủ khoa tốt nghiệp đại học Dược HN) từ khi ra trường đến nay chưa hề nhận được “lời mời” nào của các cơ quan nhà nước. Cuối cùng P.Đ.T đã phải tự tìm cho mình công việc ở một Cty dược nước ngoài.

P.Đ.T tâm sự với chúng tôi, khi mới ra trường niềm khao khát là được cống hiến trong một cơ quan nhà nước, nhưng bây giờ nếu có một cơ quan nhà nước nào mời về làm việc chắc chắn sẽ từ chối.

Hỏi lý do, T chỉ cười... Còn N.T một thủ khoa sau nhiều lần nộp hồ sơ mà không xin được việc làm nói thẳng: Nếu như không có cái “mác” thủ khoa thì cơ hội xin việc của tôi có thể còn dễ hơn!!!?

Chính sách chưa đi vào cuộc sống

“Chúng tôi có cảm giác là chính sách thu hút tài năng trẻ của nhà nước vẫn đang nằm trên giấy mà chưa thực sự đi vào cuộc sống”, thủ khoa Thanh Hương nhận xét, bạn P.Đ.T cũng chia sẻ quan điểm này. Còn bạn Hương Giang thì đưa ra đề nghị rằng Nhà nước không nên chỉ đưa ra các chính sách chung chung, mà phải có sự giám sát việc thực hiện chính sách đó, “Quan trọng nhất là việc quán triệt các chính sách đó đối với các cơ quan thực thi chính sách thu hút nhân tài”, Hương Giang nói.

Ông Nguyễn Khắc Phong, Trưởng phòng Chính trị và công tác học sinh, sinh viên trường ĐH ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội-một trong những nơi hàng năm có số thủ khoa tốt nghiệp đại học nhiều nhất) cho rằng: “Vấn đề thu hút nhân tài vào bộ máy công quyền là cực kỳ quan trọng với đất nước. Để làm được điều đó chúng ta cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối nhân tài. Với kiểu chính sách và hô hào chung chung như hiện nay thì rất khó để dung nạp tài năng trẻ”.

Theo ông Phong và trưởng phòng đào tạo của nhiều trường đại học khác, những sinh viên tốt nghiệp thủ khoa đại học là những người có kiến thức nền rất tốt. Vấn đề còn lại là Nhà nước phải bắt tay để phát huy những “cái nền” vững chắc này... 

  • Võ Thành-Nguyễn Tú (Tiền phong)

,
,