,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
771457
Làm giàu đất nước - trách nhiệm không của riêng ai
1
Article
null
,

Làm giàu đất nước - trách nhiệm không của riêng ai

Cập nhật lúc 08:45, Thứ Hai, 06/03/2006 (GMT+7)
,

"Trở lại vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân. Nếu họ có khả năng mở Công ty riêng, rồi tuyển dụng lao động vào làm việc. Tôi nghĩ người dân sẽ thích hơn là làm việc cho các Công ty liên doanh nước ngoài". VietNamNet xin giới thiệu một số ý kiến bạn đọc trao đổi về việc Đảng viên làm kinh tế tư nhân...

Chương trình "Làm giàu không khó" của Đài THVN.
Nguyễn Khắc Minh, 35 Liễu Giai, Hà Nội
Email: difficultnick@yahoo.com
Tôi đã đọc các bài viết đăng trên VietNamNet của các vị GS. TS và những người quan tâm đến các vấn đề “Đổi mới”, “Vận hội đất nước” và “Đảng viên làm kinh tế”. Những bài viết với rất nhiều tâm huyết đó cũng đã giúp tôi thêm hiểu biết và có cái nhìn bao quát hơn về đất nước mình đang sống, về giá trị của sự tồn tại dưới chế độ XHCN.


Cá nhân tôi, một người với tuổi đời chỉ mới 30, sống trong nền kinh tế thị trường nhưng chịu ảnh hưởng của "Tư duy kinh tế Nhà nước" và cũng chưa phải là Đảng viên, mạo muội xin được nêu cùng các vị tiền bối vài điều suy nghĩ cá nhân, chỉ là suy nghĩ cá nhân thôi chứ không phải là quan điểm chính trị về vấn đề "Đảng viên làm kinh tế tư nhân".

 

Theo như các sách về kinh tế chính trị mà chúng tôi được giảng dạy khi còn ngồi trên ghế của các trường đại học, thì kinh tế gắn liền với cái công thức C+V+m. Cứ tạm hiểu là đưa các "đầu vào c+m" rồi qua một loạt các quá trình để có đầu ra "m". Và nếu là TBCN thì cái "m" đó rơi vào tay các chủ TB, những người trực tiếp bỏ vốn ra để thu lời còn người lao động thì bị "Bóc lột". Còn nếu là XHCN thì "m" được phân phối lại một cách công bằng cho người lao động.


Vì vậy, với Nhà nước XHCN như chúng ta, Đảng viên là hạt nhân nòng cốt của Nhà nước thì không được bóc lột, nghĩa là không được tự bỏ vốn ra để kinh doanh, không được làm kinh tế tư nhân.


Về mặt lý luận cũng như đường lối của Đảng và Nhà nước ta, không phải là không có lý khi có chủ trương như vậy. Đó là kết quả của hệ tư tưởng từ thời "bom đạn" rằng chúng ta, những người Đảng viên sống và chiến đấu là vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của toàn xã hội.


Nhưng tôi tự hỏi, giữa những người Đảng viên và một người dân bình thường, sự khác biệt lớn nhất giữa họ là gì? Thời chiến tranh, người Đảng viên cầm súng ra trận, một anh chàng nông dân cũng cầm súng ra trận. Thời kinh tế thị trường, người dân tự đứng ra đuổi cái nghèo đói cho mình và giúp người khác sống khá hơn, còn người Đảng viên đã làm được như vậy chưa. Chỉ một số ít Đảng viên thuộc lớp "quan CM" hay "TB đỏ" có khả năng kinh tế lớn, nhưng họ không phục vụ lợi ích cho cộng đồng, và bị xã hội lên án. Còn đại bộ phận Đảng viên, thuộc khối kinh tế Nhà nước, hay là các công chức trong các ban, bộ, ngành thì thực sự (theo tôi nghĩ) chưa làm tốt cái việc phân phối công bằng cái chữ "m" bé nhỏ kia.

 

Trách nhiệm làm giàu cho xã hội đâu chỉ riêng ai? (Ảnh: Nguyên Vũ)


Có một lần, tôi tình cờ đọc một tài liệu viết tay của ông Hà Nghiệp (là thư ký của cố TBT Trường Chinh), có đoạn viết: "... so nước ta với nước Nhật thì Nhật Bản gần XHCN hơn chúng ta ...". Tôi không hiểu sâu sắc câu nói đó, nhưng quả thật nếu so sánh Việt Nam với các nước như Nhật Bản hay Thụy Điển, Thụy Sĩ thì cái mà người dân các nước đó được hưởng lớn lao hơn nhiều so với chúng ta. Gạt bỏ yếu tố kinh tế (vì họ có GDP lớn hơn chúng ta gấp nhiều lần) thì vấn đề phúc lợi XH cũng được các nhà nước đó rất quan tâm.


Trở lại vấn đề Đảng viên làm kinh tế tư nhân. Nếu họ có khả năng mở Công ty riêng, rồi tuyển dụng lao động vào làm việc. Tôi nghĩ người dân sẽ thích hơn là làm việc cho các Công ty liên doanh nước ngoài. Hàng ngày, nhan nhản trên báo đài chuyện Công ty này nợ lương công nhân, công ty nọ không đóng bảo hiểm cho người lao động, hay chuyện ngược đãi, lạm dụng tình dục của giới chủ người nước ngoài với lao động địa phương. Vậy nếu là Đảng viên, với tinh thần và trách nhiệm với dân và với Đảng lớn lao, liệu các vị "Giám đốc Đảng viên" có dám lặp lại tình trạng như các ông chủ người nước ngoài không?


Khi đã thông được tư tưởng rồi, nghĩa là người Đảng viên không đứng ngoài guồng quay của nền kinh tế, thì làm kinh tế nhà nước hay kinh tế tư nhân cũng đều tốt cả. Và đã làm kinh tế thì phải theo luật, riêng Đảng viên làm kinh tế cần có thêm những quy định khác nữa để gắn thêm trách nhiệm của họ với Đảng, với Nhà nước.


Đất nước ta đang đứng trước nhiều vận hội như vậy, trách nhiệm làm giàu cho xã hội đâu chỉ của riêng ai? Cá nhân tôi có vài điều suy nghĩ như vậy, rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.

Trần Văn Quốc, Cty Cổ phần khí công nghiệp và hóa chất Đà Nẵng
Khi đọc các bài viết Góp ý dự thảo văn kiện Đại hội Đảng X, tôi rất tâm đắc với ý kiến của phó tổng giám đốc Đài THVN. Tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp của mình về dự thảo văn kiện Đại hội Đảng X là:

- Phải sửa chữa nhanh những yếu kém đã và đang tồn tạị.

- Có những hình thức xử phạt mang tính răn đe nhiều hơn.

- Phải vận dụng chủ nghĩa M. Lênin vào tình hình cụ thể của nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế
 

Châu Lê Thịnh, 70 Trần Phú, Nha Trang,
Email: chauthinhle.@yahoo.com
Đọc những ý kiến của ông, tôi rất tán thánh. Nhiều cán bộ hưu trí ở Nha Trang cũng đồng tình với quan điểm của ông. Bài viết đó làm cho nhiều cán bộ phấn khởi bởi đã có một cán bộ đương chức mạnh dạn tham gia diễn đàn. Họ yên tâm vì vẫn còn những cán bộ tâm huyết với sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước. Về vấn đề Đảng viên được làm kinh tế tư nhân không hạn chế quy mô, đảng viên ở cơ sở nghĩ rất đơn giản. Lâu nay, chúng ta vẫn nói đảng viên đi trước, làm ở quy mô nhỏ nếu đảng viên không gương mẫu thì ai mà theo. Bây giờ, chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nếu chỉ sản xuất ở quy mô nhỏ thì làm sao cạnh tranh. Đảng viên phải tự lo cho mình và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của đất nước, đó là việc làm, là đời sống cho người lao động. Còn lo sợ tình trạng bóc lột ư, tổ chức đảng và công đoàn trong doanh nghiệp đó sẽ giải quyết.
 

Nguyễn Văn Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang
Email: binhnv_stnmt.bacgiang.gov
Tôi rất đồng tình với những lo lắng và trăn trở của GS. Nguyễn Đức Bình, chúng ta cần làm rõ quan điểm về bóc lột theo chủ nghĩa Mác. Hiện nay, việc đảng viên làm kinh tế là một thực tế và đã khẳng định đây là một chủ trương đúng. Vì vậy, theo ông Trần Đăng Tuấn, P.TGĐ Đài truyền hình VN, cần có lý luận để "dẫn đường và soi sáng cho thực tiễn hiện nay". Đảng phải làm rõ quan điểm này trong Văn kiện của Đại hội X.
 

Trần Quảng Hoan
Email: hoantran127@yahoo.com
Tôi đồng ý với ý kiến của ông Trần Đăng Tuấn rằng: "Vấn đề lý luận then chốt mà chúng ta không thể lảng tránh, cần phải rà soát lại, phát triển thêm, chính là công thức kinh điển C+V+m". Theo Mác: "giá trị của bất cứ hàng hoá nào sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa cũng đều biểu thị bằng công thức W= c + v + m" (C.Mác - Tập 25 - phần thứ nhất- chương I - Trang web: http://www.cpv.org.vn).

 

Trong đó: 

- "Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất, được C.Mác gọi là tư bản bất biến, được ký hiệu là c" (Giáo trình Kinh tế chính trị học Tập 1- Trường Đại học KTQD -NXB giáo dục Hà Nội 1996); hay nói cách khác, c là tiền để mua tư liệu sản xuất và khấu hao tài sản cố định.

 

- Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động "thông qua lao động làm thuê của công nhân, tức là bến đổi về lượng được C.Mác gọi là tư bản khả biến, được ký hiệu là v" (Giáo trình Kinh tế chính trị học Tập 1- Trường Đại học KTQD -NXB giáo dục Hà Nội 1996); hay nói cách khác, v là chi phí để trả lương cho công nhân.

 

- m là giá trị thặng dư, "giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không" (Giáo trình Kinh tế chính trị học Tập 1- Trường Đại học KTQD -NXB giáo dục Hà Nội 1996); hay nói cách khác, m là phần giá trị mà đáng lẽ ra người công nhân làm thuê phải được hưởng nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt.

 

Theo tôi, quá trình sản xuất tư bản là quá trình bóc lột nhưng quan niệm giá trị thặng dư là phần giá trị mà đáng lẽ ra người công nhân làm thuê phải được hưởng toàn bộ thì có lẽ là không công bằng đối với nhà tư bản. Xin quí vị hãy thử đặt mình vào địa vị một nhà tư bản có tiền, để đầu tư sản xuất một sản phẩm nào đó, quí vị phải lao tâm khổ tứ nghiên cứu thị trường, tổ chức sản xuất, tìm nguồn tiêu thụ mà hơn nữa đây là quá trình chứa đựng đầy rãy rủ ro, có thể là trắng tay nếu sản phẩm làm ra không bán được; vậy thì quí vị có quyền được hưởng một phần nào đó trong phần giá trị thặng dư làm ra!

 

Tuy nhiên, quan hệ giữa nhà tư bản là một quan hệ áp đặt, giữa ông chủ và người làm thuê. Trong mối quan hệ này, phần thua thiệt thuộc về người làm thuê, công nhân. Bản chất con người là tham lam, bao giờ cũng muốn nhận phần hơn về mình, ông chủ là người định đoạt trong mối quan hệ này, vì vậy, trong giá trị thặng dư m bao gồm 2 phần: m=m1+m2, trong đó m1 là phần nhà tư bản được hưởng chính đáng, còn m2 là phần bóc lột của công nhân. Để hạn chế phần bóc lột của nhà tư bản phải dùng bàn tay của Nhà nước, dùng thuế thu nhập. Anh bóc lột càng nhiều thì anh bị thuế càng cao và phần thuế là sở hữu chung của xã hội. Có thể dùng biện pháp giáo dục, thuyết phục qua các tổ chức công đoàn, đảng,... để hạn chế bớt m2. Có thể dùng biện pháp cổ phần hoá để phân bổ giá trị m2 cho cộng đồng,...

 

Tôi cũng xin mượn lời của ông Trần Đăng Tuấn rằng: "Ý kiến của tôi là ý kiến của người không chuyên về lý luận". Phần tôi, tôi chỉ là học trò trong giới lý luận vì vậy, ý kiến của tôi có thể là sai. Mong nhận được ý kiến phê bình của các nhà lý luận.

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này?

,
,