,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
773806
Vùng kinh tế phía Bắc: Bao giờ cất cánh?
1
Article
null
,

Vùng kinh tế phía Bắc: Bao giờ cất cánh?

Cập nhật lúc 10:08, Thứ Hai, 13/03/2006 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Những đặc thù làm hạn chế phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; vì sao giá đất tại đây cao; mô hình phối hợp giữa Hải Phòng và Quảng Ninh - hai địa phương nhiều tiềm năng. Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận đã dành cho VietNamNet cuộc trao đổi xung quanh các vấn đề trên.

Phía Bắc bàn nhiều, nhưng luẩn quẩn mãi không thực hiện

Soạn: AM 724533 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Ông Nguyễn Văn Thuận: "Phải tránh sự cát cứ của mỗi địa phương trong quá trình phát triển". (Ảnh: Phạm Cường)
- Thưa ông, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc được coi là lẽ ra phát triển nhanh, vì: có cơ sở hạ tầng tốt, nằm gần các cảng và thị trường chính, đồng thời có nguồn lao động được đào tạo. Nhưng vì sao vùng lại tăng trưởng kinh tế chậm hơn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

- Theo tôi, một vấn đề tác động đến tốc độ tăng trưởng là tập quán tiêu dùng. Người dân phía Nam ít tích lũy hơn, đặc biệt ít đưa vào đầu tư bất động sản theo nghĩa ăn chắc, mặc bền. Có cầu thì mới kích thích cung, có kích thích cung thì mới kích thích sản xuất. Có thể nói cầu của khu vực phía Nam luôn cao hơn phía Bắc.

Hơn nữa, ngoại hối hàng năm tập trung chủ yếu vào phía Nam, chiếm khoảng 2/3 cả nước.

Một điều nữa là phía Nam tiếp cận với nền kinh tế thị trường trước phía Bắc, từ thời chế độ cũ, nên có nhiều kinh nghiệm hơn.

- Do lao động từ các nơi khác đổ về, nên mức tăng dân số tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cao hơn nhiều so với phía Bắc. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có điều kiện tốt như vậy tại sao không "hút" người?

- Những đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như tôi đã nói tạo nên cái cầu lớn có khả năng thanh toán đòi hỏi cái cung, thu hút lao động, kích thích người đem dịch vụ từ nơi khác đến.

- Trong việc này còn có lý do cơ chế, cách tư duy không, thưa ông? Thủ tướng Phan Văn Khải từng nói, đặc thù của các tỉnh phía Nam là đưa ra quyết sách gì thì thực hiện rất nhanh. Còn các tỉnh phía Bắc thì bàn rất nhiều, nhiều ý kiến hay, nhưng luẩn quẩn mãi không thực hiện được...

 

Vùng kinh tế phía Nam: Hiệu quả chưa bù lại chi phí?
(VietNamNet) - "Có địa phương được đầu tư nhiều, có địa phương được đầu tư ít. Nhưng không thể so sánh được hơn, mà cần phân tích dựa trên hiệu quả chung...".

                                                        - Đặc thù của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc khi mở cửa, hội nhập là bước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong một thời gian dài sang nền kinh tế thị trường. Phía Nam bước sang nền kinh tế thị trường sớm hơn nên nhuần nhuyễn hơn trong cách tư duy, hành động của nền kinh tế thị trường.  

Có những cán bộ phía Bắc làm việc với tập thể phía Bắc chưa phát huy được hết khả năng, nhưng khi vào khu vực phía Nam thì lại phát huy được. Tôi tin, dần dần hạn chế trên của phía Bắc sẽ được khắc phục.

- Tuy nhiên, giá đất của các tỉnh, thành tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bình quân vẫn cao hơn tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...

- Giá đất ở Hà Nội cao hơn TP.HCM. Nói chung, ở các nước, giá đất thủ đô bao giờ cũng cao hơn các địa phương khác. Hơn nữa, mật độ dân số ở phía Bắc cũng cao hơn phía Nam, làm cho giá đất nông nghiệp cao hơn.

- Có ý kiến cho rằng, giá đất tại Hà Nội và một số nơi của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cao hơn so với giá đất tương xứng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là do ở ngoài này nhiều quan chức, cộng với nhiều mới quan hệ dây mơ, rễ má với quan chức. Như thế, nhiều người sẽ thâu tóm được thị trường đất?

- Chuyện đầu tư phụ thuộc vào chính sách đất đai, mà chính sách đất đai là chung cho toàn quốc. Về cái khác biệt trong cái chung đó thì khó có điều kiện cho một lời giải đáp chính xác...

Hà Nội là thủ đô, là một trung tâm kinh tế, văn hóa, thì đưong nhiên có sức thu hút mạnh. Từ đó, giá đất ở thủ đô đắt hơn các tỉnh khác. Đây là một quy luât phổ biến.

Chẳng riêng Hà Nội, giá đất của các đô thị VN cao hơn nhiều nước trên thế giới.

Xây công trình "địa phương" làm "biểu tượng": Dân sẽ lên án

- Vùng kinh tế trọng điểm bây giờ gặp phải sự thiếu đồng bộ, thiếu phối hợp trong quy hoạch. Vậy cơ chế hoạt động đúng cho một vùng kinh tế trọng điểm để khắc phục vấn đề trên là gì?

- Thời gian qua chúng ta đã khuyến khích sự năng động của mỗi địa phương, nhưng thiếu sự chỉ đạo thống nhất. Theo tôi, một cách điều hành hữu hiệu là trên cơ sở phát hiện được sự phát triển nào đó có hiệu quả, từ đó yêu cầu các địa phương cùng thực hiện.

Không phải chỉ những địa phương trong một quốc gia, nhiều quốc gia bây giờ đã liên kết lại với nhau. Cùng với sự năng động của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, muốn phát huy hiệu quả cao hơn nữa phải có sự phát triển đồng bộ, thống nhất trong một tổng thể để khai thác các thế mạnh một cách tổng thể, tránh triệt tiêu thế mạnh riêng.

Phải tránh sự cát cứ của mỗi địa phương trong quá trình phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình hội nhập, thị trường ngày càng thống nhất hơn.

- Có nên chọn vị chủ tịch, hay bí thư của một tỉnh, thành lớn nhất trong mỗi vùng kinh tế trọng điểm để cầm trịch một vùng?

- Tôi nghĩ không nên, bởi như vậy sẽ biến vùng kinh tế trở thành một đơn vị hành chính.

- Ngoài sự thiếu đồng bộ kể trên, còn một hiện tượng nữa góp phần phá quy hoạch là các địa phương tự bỏ ngân sách để xây dựng các công trình; một số lãnh đạo muốn đặt dấu ấn của mình đã thúc đẩy chuyện này...

- Thường thì mỗi địa phương đều muốn có đầy đủ các công trình lớn như một quốc gia độc lập: có sân bay, bến cảng, nhà ga... Nhưng ai là người sử dụng? Chúng ta đã từng có bài học về việc xây chợ một cách tùy tiện, gây lãng phí lớn.

Bố trí công trình ở đâu và và làm thế nào để sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả, không phải chỉ có địa phương giải bài toán đó. Cần có một quy hoạch chung do TW xây dựng và kiểm soát chặt chẽ. Trên nền tảng quy hoạch chung đó, mỗi địa phương xác định vị trí, vai trò của mình và khai thác thế mạnh của mình để phục vụ cho phát triển chung.

Nếu xây dựng công trình chỉ để rầm rộ trong một thời gian để sau đó "chìm xuồng", không được khai thác hiệu quả thì sẽ là lãng phí, gánh nặng. Những nhà chính trị biết nhìn xa trông rộng thì không thể cứ tạo dấu ấn bằng bất cứ giá nào. Nếu không tính toán hợp lý, người dân nhìn những "biểu tượng" đó sẽ không những không ca ngợi mà còn lên án.

- Vậy, cơ chế hoạt động nào cho mỗi vùng kinh tế trọng điểm? Liệu có nên áp dụng mô hình "hợp tác xã" trong mỗi vùng để bỏ phiếu chọn ra đề nghị đầu tư hợp lý nhất?

 - Tôi nghĩ không cần thiết. Quản lý hành chính đòi hỏi một sự tập trung nhất định.

Điều quan trọng là xác định quy chế điều hành từ TW, với những nguyên tắc rất cơ bản. Việc phối hợp liên vùng gồm những gì? Cơ sở hạ tầng như thế nào? Khai thác thế mạnh của địa phương như thế nào?

5 năm nữa, tăng trưởng kinh tế phía Bắc sẽ tương đương phía Nam?

Soạn: AM 719105 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vịnh Hạ Long, điểm du lịch lý tưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. (Ảnh: Phạm Cường)

- Ông từng nói kế hoạch phát triển của Hải Phòng là tập trung vào một số lĩnh vực: du lịch, dịch vụ, công nghiệp đóng tàu... Bên cạnh Hải Phòng, Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều thế mạnh. Vậy Hải Phòng có định hướng phối hợp với Quảng Ninh như thế nào?

- Phải dựa trên quy hoạch chung của cả nước. Ví dụ, trong phát triển cảng thì có cụm cảng phía Bắc, và phân chia rõ trách nhiệm khu vực cảng Quảng Ninh nhận những loại hàng hóa nào, Hải Phòng nhận những loại hàng hóa nào. Quảng Ninh cũng đóng tàu nhưng là đóng những loại tàu nào. Đây là quy hoạch của cả ngành công nghiệp cũng như ngành giao thông vận tải, ngày càng cụ thể hơn.

Điểm yếu của du lịch hiện nay là việc nối tour. Chúng ta cần khắc phục tính cát cứ của mỗi địa phương, cần có sự thống nhất trong điều hành để nối tour với nhau. Một trong những thành công của các nước khi làm du lịch là không chỉ khai thác cái của riêng mình mà còn khai thác cái của người khác, có thể dẫn khách của mình đến nơi khác tham quan. Có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng.

Từ đầu năm 2005, Hải Phòng đã thống nhất cao hơn nữa việc nối tour du lịch với Quảng Ninh. Ví dụ, cùng với Vịnh Hạ Long, Cát Bà và Đồ Sơn phải nối tour, tạo điều kiện cho khách nơi này đến nơi kia, các DN hoạt động lữ hành phối hợp chặt chẽ hơn. Các DN nơi này đến nơi kia đầu tư phải được coi là những nhà đầu tư của nhau.

Chúng tôi đang bàn nối giao thông từ Tuần Châu sang Cát Bà sao cho ngắn nhất, chỉ mất 30 phút để lữ khách có thể đi lại ngay trong ngày. Đến bây giờ tàu Quảng Ninh vào Cát Bà tham quan, du lịch rất nhiều.

- Ông dự định bao giờ hoàn thiện mô hình?

- Khoảng 5 năm nữa.

- Theo ông, khoảng bao lâu nữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đuổi kịp vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

- Ngay hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã tích tụ những điều kiện để tạo ra những bước phát triển mới: cơ sở hạ tầng; khả năng nhận biết, trình độ để vận hành một nền kinh tế thị trường; thu hút đầu tư. Tôi nghĩ, trong vòng 5 - 7 năm tới, chất lượng tăng trưởng và quy mô tăng trưởng của hai vùng sẽ thực sự xích lại gần nhau.

- Xin cảm ơn ông!

  • Phạm Cường thực hiện

Ý kiến của bạn?

,
,