,
221
4821
60 năm CHXHCNVN
vanhoimoi
/vanhoimoi/
791764
Việt Nam qua một số chỉ tiêu so sánh quốc tế
1
Article
null
,

Việt Nam qua một số chỉ tiêu so sánh quốc tế

Cập nhật lúc 10:07, Thứ Tư, 03/05/2006 (GMT+7)
,

Thời điểm thực hiện tất cả các cam kết tự do thương mại trong khuôn khổ AFTA đã đến và WTO đang cận kề, nên việc so sánh một số chỉ tiêu của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới là rất cần thiết.

Soạn: AM 766971 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) của nền kinh tế nước ta từ vị trí thứ 60/101 năm 2003 đã lùi xuống vị trí thứ 79/104 năm 2004 và 81/117 năm 2005, và thấp hơn vị trí của nhiều nước (thứ 77 của Philippines, 74 của Indonesia, 49 của Trung Quốc, 36 của Thái Lan, 24 của Malaysia, 6 của Singapore). Cũng theo báo cáo này, chỉ số cạnh tranh doanh nghiệp (BCI) của Việt Nam đã bị tụt từ vị trí 50/102 năm 2003 xuống 79/104 năm 2004 và 80/116 năm 2005, và thấp hơn vị trí của nhiều nước (69 của Philippines, 59 của Indonesia, 57 của Trung Quốc, 37 của Thái Lan, 23 của Malaysia, 5 của Singapore).

Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chỉ số cạnh tranh của nước ta thấp và vị trí xếp hạng liên tục bị sụt giảm là do chỉ số ứng dụng công nghệ thấp, đứng thứ 92/117. So sánh với Thái Lan, vị trí xếp hạng của nước ta còn thua kém rất xa, như chỉ số công nghệ (thứ 92 so với 43), chỉ số đổi mới công nghệ (79 so với 37), chỉ số chuyển giao công nghệ (66 so với 4), chỉ số thông tin và viễn thông (86 so với 55). Tỷ lệ sử dụng công nghệ cao trong công nghiệp của Việt Nam mới chiếm khoảng 20%, thấp hơn tỷ lệ tương ứng của các nước (Philippines 29%, Thái Lan 31%, Malaysia 51%, Singapore 73%...).

Theo bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng điện tử của 65 quốc gia mà cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) đưa ra thì thứ hạng của Việt Nam cũng còn thấp: năm 2005 là 61/65, thua thứ hạng của nhiều nước (Indonesia đứng thứ 60, Trung Quốc đứng thứ 54, Philippines đứng thứ 51, Thái Lan đứng thứ 44, Malaysia đứng thứ 35, Singapore đứng thứ 11). Đây là chỉ số được xác định thông qua gần 100 chỉ tiêu, trong đó bao gồm các chỉ tiêu định lượng như số lượng các máy chủ, số lượng các websites, số lượng điện thoại đang được sử dụng... và các chỉ tiêu định tính như khả năng sử dụng thuần thục các công nghệ này của người dân, tính minh bạch của hệ thống pháp lý và hoạt động kinh doanh các công nghệ này, mức độ khuyến khích sử dụng công nghệ kỹ thuật số của Chính phủ...

Nhìn vào những con số trên đây, có thể thấy những cải cách của Việt Nam rõ ràng là chưa đủ độ để có thể "đi tắt đón đầu" thúc đẩy phát triển. Nếu cứ "lai rai" không có các giải pháp mạnh mang tính đột phá thì chắc chắn sẽ bị tụt hậu xa hơn nữa.

(Theo Thanh Niên)

,

Tin khác

,
,