''Việc xác lập quyền sử dụng đất nhiều năm qua không được thực hiện, vì thế, tình trạng người có nhu cầu xây dựng không đủ điều kiện để được cấp phép xây dựng công trình, nhưng vì bức thiết nên cứ xây, việc xây dựng không phép trở nên phổ biến'' - đây là một trong những nguyên nhân được đưa ra trong một báo cáo gần đây của Chính phủ.
Hiện nay, tại Hà Nội, bình quân mỗi tháng có trên 1.000 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực xây dựng, như quy định về hành lang an toàn lưới điện cao áp, quản lÿ và sử dụng đất đai... Chỉ riêng tại quận Bình Thạnh (TP.HCM) cũng có trên 1.000 vụ vi phạm/tháng, trong đó, phần lớn là xây dựng không phép. Vấn đề nghiêm trọng là, số vụ cưỡng chế dỡ bỏ chỉ thực hiện được 10%, số vụ phạt tiền 30%; 60% còn lại là các công trình đã bị kiểm tra, lập biên bản, phạt ''cho tồn tại'' nên không xử lÿ, hoặc xử lÿ không được.
''Bào chữa'' của người dân
Rât nhiều người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng xây dựng không phép, trái phép là do quy trình, thủ tục hành chính trong xin cấp phép xây dựng ở đô thị quá rườm rà. Anh H., nhân viên một toà báo, cho biết, anh làm đơn xin sửa chữa, cải tạo căn nhà bé tẹo, xuống cấp, đã thuê 30 năm nay của Nhà nước ở phố BM. Dù đã nhờ người quen và được một chuyên gia ''xịn'' trong nghề giúp đỡ, anh cũng mất nửa năm để có đủ thủ tục (7 chữ kÿ và 7 con dấu).
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở quá chậm chạp khiến những người có nhu cầu bức bách về nhà vẫn tiến hành xây. Thống kê của Chính phủ cho thấy, tại một số địa phương, người dân muốn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà phải làm thủ tục qua 8 cơ quan (trung tâm đo đạc bản đồ, UBND xã phường, phòng xây dựng, ban địa chính, UBND huyện thị, sở địa chính, cục thuế, UBND tỉnh) và phải trải qua 10 bước: đo đạc nhà, đất; kê khai đăng kÿ; xét duyệt; giới thiệu; nộp thuế trước bạ; nộp lại hồ sơ can vẽ - trình kÿ; kÿ giấy chứng nhận; vào sổ; bàn giao; phát giấy chứng nhận. Từ đó, nảy sinh rất nhiều tiêu cực...
Thừa nhận từ các nhà quản lÿ
Thứ nhất, đang xảy ra tình trạng phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong triển khai và quản lÿ quy hoạch. Quy hoạch chưa được công khai rông rãi để người dân biết, thực hiện, kiểm tra. Vai trò quản lÿ của cấp xã, phường còn lỏng lẻo, chưa nghiêm; thậm chí, còn góp phần vào các sai phạm của người dân, như chứng nhận vào giấy tờ mua bán đất trong quy hoạch - một loại giao dịch bất hợp pháp.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính khả thi, điển hình là Nghị định 48 về xử phạt hành chính trong quản lÿ xây dựng, quản lÿ nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. Nghị định này quy định 26 hành vi vi phạm, trong đó có 20 hành vi quy định trách nhiệm xử lÿ, nhưng trên thực tế, không có tổ chức chuyên trách nào đảm nhiệm. Hơn nữa, mức phạt hành chính còn quá thấp (ví như nhà cấp 4 ở đô thị loại 3 chỉ 5.000 đồng/m2), nên người dân cứ xây, rồi tự nghuyện nộp cho xong.
Thứ ba, các cơ quan quản lÿ, khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chưa chú ÿ đến điều kiện lịch sử, việc quản lÿ nhà, đất đã từng trải qua nhiều biến động về chế độ, phương thức quản lÿ khác nhau. Mặt khác, quy trình, thủ tục xét cấp giấy, cấp phép cũng chưa tính đến tâm lÿ của người dân, như chọn tuổi, ngày, giờ khởi công, xây cất nhà, xem hướng...
Thứ tư, quy trình xử lÿ các vi phạm phải trải qua nhiều khâu, nhiều cấp, mất rất nhiều thời gian, tạo điều kiện cho họ hoàn thành những hành vi vi phạm.
(Theo Tiền Phong)