Nhận định: Nghịch lý của giải thưởng Nobel Hoà bình
08:11' 15/10/2002 (GMT+7)
Từ hơn một trăm năm nay, giải thưởng Nobel đã trở thành danh hiệu cao quÿ trên thế giới. Trong các giải thưởng đó, giải thưởng Nobel Hoà bình thường gây tranh cãi hơn cả và mang nặng màu sắc chính trị hơn cả.
 
 Năm nay, Uỷ ban của Na Uy về giải thưởng Nobel Hoà bình quyết định trao giải thưởng đó cho cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, 78 tuổi, vì những cố gắng trung gian hoà giải trong một số cuộc xung đột khu vực, trong đó có vai trò đưa đến thoả hiệp giữa Israel và Ai Cập năm 1978. Nhờ thoả hiệp đó mà năm ấy, Thủ tướng Israel Begin và Tổng thống Ai Cập Sadat được trao giải thưởng này. Chỉ riêng điều đó cũng đã đủ để cho thấy sự nghèo nàn về ứng cử viên trong suy xét của 5 thành viên Uỷ ban nói trên, đến mức mà Tổng thống Afghanistan Karzai - người mà trước khi được đặt vào cương vị thủ tướng tạm quyền của Afghanistan hồi cuối năm ngoái hầu như còn chưa ai biết đến - cũng được coi là một ứng cử viên.
 
 Không ít lần trong một thế kỷ qua, giải thưởng Nobel Hoà bình được trao cho những cá nhân về những việc làm của họ mà chẳng bao lâu sau chứng tỏ không xứng đáng hoặc còn thích hợp. Chẳng hạn như những lần trao giải thưởng cho các nhân vật được coi là ''chống đối chế độ'' ở một số quốc gia. Hay như trao cho Henry Kissinger năm 1973 mà bây giờ người ta ngày càng biết thêm đầy đủ hơn về những việc làm đen tối của ông ta ở Mỹ La tinh theo hướng ''gây chiến tranh và bạo lực'' nhiều hơn là phục vụ cho hoà bình. Hay như giải thưởng trao cho ông John Hume và David Trimble ở Bắc Ailen. Chính ông Trimble chứ không phải ai khác hiện đang đưa ra tối hậu thư đối với Thủ tướng Anh Blair về loại trừ Sinn Fine ra khỏi chính quyền tự trị.
 
 Việc trao giải thưởng Nobel Hoà bình năm nay cho ông Carter còn mang dáng dấp của một nghịch lÿ nữa ở chỗ: ông Carter thì được trao giải về hoà bình trong khi người kế nhiệm của ông ta tại Nhà Trắng là Bush lại đang rắp tâm tiến hành chiến tranh; giải thưởng được trao cho một người Mỹ trong khi Quốc hội Mỹ lại bật đèn xanh cho Chính phủ Mỹ toàn quyền phát động chiến tranh. Quyết định của Uỷ ban ở Oslo có tác dụng hậu thuẫn hay chỉ trích Tổng thống Mỹ Bush phụ thuộc vào cách nhìn khác nhau của các bên.
 
 Những nghịch lÿ nêu trên chưa phải là tất cả, mà chỉ điển hình hơn cả. Chúng bào mòn ÿ nghĩa nhân văn cao cả của giải thưởng này. Thật đáng tiếc lắm thay.

(Lục Quán Anh - VASC Orient)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi