Cuộc chiến giữa CRT và LCD chưa ngã ngũ
14:17' 20/02/2002 (GMT+7)
Sự kết hợp đèn chân không (CRT) với máy vi tính đang vấp phải trở ngại lớn. Sau nhiều thập kỷ gắn bó, những ống đèn chân không nặng nề sẽ được thay thế bởi những màn hình LCD mỏng, phẳng. Nhưng chỉ khi nào cuộc hoán đổi này kết thúc thì những cuộc mua bán CRT mới chấm dứt.

Bất chấp những cú nhảy vọt trong doanh số bán của LCD, 75% số màn hình được mua trong quÿ IV năm 2001 là màn hình đèn chân không. Mặc dù vậy, người ta vẫn tin rằng sự giảm mạnh giá của LCD sẽ làm doanh số bán ra của CRT giảm dần và cuộc hoán đổi này sẽ chỉ có thể diễn ra ngày một mạnh mẽ hơn mà thôi. Theo các nhà nghiên cứu thị trường của ARS thì năm nay, 40% màn hình bán ra tại Mỹ sẽ là màn hình phẳng.

Tuy thế, CRT vẫn chiếm ưu thế lớn về giá cả so với các màn hình LCD có kích thước lớn hơn 15 inch. Một trong số những LCD 19 inch rẻ nhất trên thị trường hiện nay cũng có giá tới 935 USD, trong khi một màn hình CRT với thị trường tương đương (Philips 21 inch) chỉ bán ra với cái giá 299 USD. LCD 15 inch của Future Power giá 300 USD, so với giá thành 100 USD của một CRT 17 inch hiệu AOC.

Nhưng trong quan điểm của Barry Young, nhà phân tích CRT của Display Search, thì ưu thế này không duy trì được lâu. Tương lai của CRT đang bị đe doạ, do giá thành của nó đã chạm đáy mà việc cải tiến thì lại gặp đúng tường gạch.

Tình trạng đáng lo ngại?

Trong vòng 4 năm nữa, việc tìm thấy một màn hình CRT trong một cửa hàng bán lẻ có thể giống như đi tìm máy quay đĩa trên thị trường thiết bị âm thanh hiện nay vậy. Thậm chí, theo dự đoán của nhà phân tích Sam Bhavnani thì CRT 15 inch sẽ biến mất khỏi thị trường ngay trong năm nay.

Công nghệ CRT, tất nhiên, sẽ vẫn còn tồn tại trong hàng triệu ngôi nhà, bên trong các tivi gia đình. Nhưng khi xét tới địa hạt máy vi tính thì dấu hiệu của một cuộc cách mạng LCD đã quá rõ ràng.

Tại một số nơi trên thế giới, chẳng hạn như Nhật Bản, bạn sẽ phải cất công lùng sục khắp mọi ngõ ngách để có thể tìm thấy một chiếc CRT trong cửa hàng. CRT đã đi đến hồi kết của nó. Ông Young nói: Tiền dành cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm giờ đã được đổ cả vào công nghệ màn hình phẳng rồi.

Hãng máy tính Apple đã quay lưng lại với tất cả các chủng loại màn hình CRT và chỉ bán màn hình LCD cùng với hệ thống mới. Các nhà sản xuất CRT như NEC Mitsubishi và Hitachi cũng đều đã ngừng chế tạo monitor CRT, tuy nhiên lại vẫn tiếp tục bán các CRT có sẵn cho các công ty thứ ba.

Ưu điểm của CRT

Những người sử dụng màn hình CRT lâu ngày có thể sẽ không chịu thay màn hình chừng nào công nghệ LCD còn chưa trở nên tốt hơn và rẻ hơn nữa. Đó là bởi nếu xét đến độ sáng, sự sống động của màu sắc và tính linh hoạt trong giải pháp xử lÿ thì CRT hoàn toàn nổi trội so với LCD.

Chúng ta sẽ vẫn thấy vai trò quan trọng của CRT trong những ứng dụng chuyên biệt như đồ hoạ, game và video, Duane Brozek, người phát ngôn của hãng ViewSonic tin tưởng.

Những tính năng màn hình này thực sự quan trọng đối với các nhà hoạ sỹ đồ hoạ và các fan của trò chơi điện tử tốc độ cao. Còn với những người khác, màn hình phẳng LCD với giá cả tương đối chấp nhận được, màu sắc nổi bật, màn hình chống rung là những yếu tố thuyết phục họ bỏ tiền ra mua.

Nhưng trong khi giá thành sản phẩm của CRT vẫn còn thấp hơn LCD như hiện nay thì tốc độ suy giảm của CRT sẽ chậm lại so với dự tính của nhiều nhà phân tích.

Tương lai ảm đạm

Việc giới thiệu một cải tiến mang tính cách mạng mới trong lịch sử tồn tại 60 năm của công nghệ CRT thậm chí còn ít khả năng hơn. Một số nhà sản xuất đã thu ngắn bóng đèn hình, và do đó, giảm được cả độ dày của nó. Nhưng bước phát triển quan trọng chính là sự ra đời của màn hình CRT phẳng, có thể giảm thiểu khuyết điểm méo hình và méo tiếng của phần lớn các CRT có cấu trúc mắt cá thông thường.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng không hẳn đã buông xuôi tất cả. Lấy thí dụ, màn hình SyncMaster 19 inch của Samsung đã có tính năng Highlight Zone mới cho phép bạn điều chỉnh độ sáng và màu sắc của một số phần cố định trên màn hình. Còn ViewSonic thì cố gắng cải thiện chức năng chơi game và video của monitor. Một nỗ lực đáng nhắc tới ở đây là việc hãng Extreme Devices đã sử dụng kim cương nhân tạo nhằm hạ giá thành của CRT trong khi vẫn cải thiện được tính hiệu quả của nó. Do kim cương không cần phải đốt nóng tới nhiệt độ cao như của bóng chân không, monitor của hãng này có được một số ưu điểm của màn hình LCD, bao gồm khởi động cực nhanh và tiết kiệm 25% điện năng, còn bề dày thì giảm xuống chỉ còn một nửa.

Kent Kalar, chủ tịch kiêm CEO của Extreme Devices hy vọng loại màn hình này sẽ được giới thiệu với người sử dụng vào năm 2004. Khi đó, với những ưu điểm như màn hình sáng hơn, điểm ảnh nhỏ hơn và hình ảnh trong hơn, CRT có thể đạt được một bước đột phá thực sự có ÿ nghĩa.

(Cầm Thi - Theo CNN)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi