Tony Blair và Bush được đề cử Nobel Hoà bình 2002
18:46' 05/02/2002 (GMT+7)

Một người đã ra lệnh cho quân đội nước mình tham chiến nhiều lần hơn bất kỳ vị lãnh đạo hậu chiến của nước Anh. Một người khác đã dùng hành động quân sự để đe doạ những ''liên minh ma quỷ'' và đã đạt kỷ lục trong việc tiêu diệt những thủ lĩnh Al-Qaeda. Hiện giờ, Thủ tướng Anh Tony Blair và Tổng thống Mỹ George W. Bush được một nhóm chính trị gia Nauy đề cử cho giải Nobel hoà bình năm 2002.

Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ cùng được một nhóm chính trị gia này đề cử vì họ tin rằng chiến dịch quân sự chống khủng bố đã đáp ứng tiêu chuẩn về giải Nobel hoà bình của Alfred Nobel, rằng người chiến thắng đã làm những công việc tốt nhất vì tình bằng hữu giữa các quốc gia, vì công cuộc tiêu diệt và giảm lực lượng quân đội và việc tổ chức và xúc tiến tiến trình hoà bình''.

Harald Tom Nesvik, người đại diện Đảng Tiến bộ trong Nghị viện Nauy đã phát biểu ngày hôm qua: ''Cơ sở của việc đề cử này là quyết định hành động chống khủng bố của họ, vì khủng bố sẽ trở thành mối nguy lớn nhất cho hoà bình thế giới trong tương lai. Bất hạnh thay, đôi khi chúng ta phải sử dụng quân đội để đạt được hoà bình''.

Ông Nesvik có quyền đề cử như một thành viên của cơ quan lập pháp của quốc hội.

Uỷ ban xét giải thưởng Nobel đã giữ bí mật danh sách người được đề cử trong vòng 50 năm qua song những người đề cử thường công khai lựa chọn của mình. Danh sách đầy đủ người được đề cử sẽ được hoàn thành cuối tháng này.

Có dấu hiệu là ông Blair và ông Bush sẽ bị cạnh tranh hết sức quyết liệt để giành được giải thưởng trị giá 940.000 USD và được đứng vào danh sách cao quÿ, trong đó có Martin Luther King, Mẹ Teresa và Nelson Mandela.

Những người khác được đề cử Nobel Hoà bình liên quan đến sự kiện 11/9 là cựu Thị trưởng New York Rudolph Giuliani, và Guy Tozzoli, một kỹ sư đã tham gia thiết kế Trung tâm Thương mại Thế giới. Giải thưởng sẽ được công bố vào tháng 10. 

Việc đề cử ông Blair có vẻ ít mang lại hứng khởi cho phố Downing. Đêm qua, phát ngôn viên của phủ Thủ tướng đã phát biểu: ''Tôi nghĩ, đó là việc của uỷ ban khi xem xét bất kỳ đề cử nào. Tôi không nghĩ rằng đó là việc cần bình luận''.

(Thuÿ Anh - Theo Guardian)

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi