Máu tiếp tục đổ xuống ở vùng đất Kashmir đầy xung khắc và hận thù. Mặc dù tình hình an ninh được thắt chặt tới mức cao nhất với sự có mặt của hơn 45.000 quân, vòng 3 cuộc bầu cử nghị viện địa phương khu vực do Ấn Độ quản lÿ vẫn diễn ra trong khủng bố và bạo lực, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng.
Ngay sau khi các phòng phiếu mở cửa đón cử tri sáng qua (1/10), 3 chiến binh bị tình nghi là các du kích quân Hồi giáo Pakistan trong trang phục cảnh sát Ấn Độ đã tập kích một xe buÿt đang trên đường từ New Delhi tới vùng Himalaya. Chúng nhảy lên xe và vãi đạn vào hàng chục hành khách đang rúm ró vì sợ hãi. Theo cảnh sát Ấn Độ, có 8 dân thường thiệt mạng và 9 người bị thương.
Cảnh sát cho biết họ đã bắn hạ được 1 tên và đang truy lùng 2 tên khác.
Còn khi các phòng phiếu đóng cửa, một chiếc xe của dân phòng địa phương bị nổ tung sau khi vướng phải mìn. Tất cả 6 người trên xe đều bỏ mạng. Địa điểm xảy ra vụ nổ ở Quận Pulwama, Thung lũng Kashmir, vốn là thánh địa của những kẻ ly khai. Trong 13 năm qua, những phần tử nổi loạn này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 35.000 người ở Kashmir.
Ngoài ra, một chính khách, một quân nhân và 2 chiến binh khác cũng đã tử nạn trong các vụ đụng độ và khủng bố khác trong ngày.
Bất chấp tình trạng bạo lực và hỗn loạn như vậy, số cử tri tham gia bỏ phiếu vẫn đạt tới 41%. Theo Uỷ ban bầu cử độc lập Ấn Độ, con số này suÿt soát vòng hai (42%) và thấp hơn so với vòng một (47%).
Tại các khu vực có nhiều người Hindu sinh sống, số người đi bầu đạt tỷ lệ rất cao, có khu vực lên đến 59% như ở Quận Kathua, nơi chiếc xe buÿt bị tấn công. Ngược lại, tại các khu vực bất ổn ở Quận Anantnag, địa bàn hoạt động tích cực của quân ly khai, số lượng người đi bầu chỉ là 25%.
Vòng 4, vòng cuối cùng của kỳ bầu cử, sẽ diễn ra vào ngày 8/10 tới tại các khu vực nguy hiểm và nóng bỏng nhất của Kashmir. Công việc kiểm phiếu sẽ được tiến hành trên toàn bang 2 ngày sau đó.
Với việc tổ chức thành công cuộc bầu cử nghị viện bang Kashmir, Ấn Độ kỳ vọng sẽ đặt được nền móng vững chắc cho sự kiểm soát của mình ở khu vực nhạy cảm và phần lớn dân số theo đạo Hồi này.
(Tiến Dũng – Theo Reuters, BBC)