Thấy gì ở Diễn đ
Thấy gì ở
Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos?
Lần đầu tiên, cùng
một lúc hai diễn đàn đối nghịch nhau được tổ chức,
Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos bởi giới tư bản
toàn cầu và Diễn đàn Xã hội thế giới tại Porto Alegre
(Brazil) bởi những tổ chức chống toàn cầu hóa. Tại sao
lại dấy lên những chống đối với Diễn đàn Kinh tế thế
giới Davos? Có lẽ, diễn đàn này được xem như là
"đầu não" của kinh tế tư bản trong bối cảnh
chống toàn cầu hóa hiện nay.
Tuy vậy, diễn đàn
này lại là nơi mà Chính phủ của các nước mới hội
nhập nền kinh tế thế giới, trong khi tham dự diễn đàn,
tự quảng bá cho chính sách kinh tế của mình và kêu gọi
đầu tư. Người sáng lập ra diễn đàn này, giáo sư
Klaus Schwab đã giải thích như sau: "Vin lý do rằng
giới tinh hoa của thế giới kinh doanh và chính trị hằng
năm họp tại Davos này, người ta lên án chúng tôi là
âm mưu chống lai nhân loại. Lên án như thế chính là
lẫn lộn giữa chứng bệnh và phương thuốc chữa trị. Thế
giới này cần có một nơi nào đó để cho các Chính
phủ, các chủ nhân, xã hội dân sự gặp nhau ". Năm
nay, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Aunan và 40 quốc
trưởng, 250 bộ trưởng các nước có mặt tại đây cũng
chỉ vì mục đích đó. Diễn đàn Kinh tế thế giới họp
từ ngày 25 đến 30-1-2001 với khẩu hiệu "Bắc cầu
nối liền những khoảng cách: xây dựng một lộ trình cho
tương lai toàn cầu. 3.000 viên chức tư nhân và quan
chức Chính phủ cùng các nhà học giả hàng đầu tham dự
diễn đàn này, tập trung vào 3 chủ đề chính là
"Nhắm đến phản ứng dữ dội của toàn cầu hóa",
"Vạch ra một tập đoàn toàn cầu", "Công
nghệ sinh học: đường dẫn đến tương lai". Ngoài
ra, khoảng 300 cuộc họp nhỏ song phương và đa phương
còn là nơi giúp cho các đại biểu đạt đến những thỏa
thuận trong hậu trường trước khi dẫn đến những hiệp
định công khai.
Năm nay, diễn đàn
thuộc về các nước có nền kinh tế thành đạt nhiều
trong năm qua như Mexico, Nga, ấn
Ðộ... Nga nay đã có thể dõng dạc loan báo tiếp tục
trả nợ nước ngoài. Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng
có nhiều điều để hãnh diện vì những thành tựu kinh
tế của Việt Nam trong năm qua trong bối cảnh không hẳn
tất cả các nước Ðông Nam á đều
ổn định kinh tế và xã hội. Ngoài ra, ông cũng có
nhiều điều mới mẻ để giới thiệu với giới đầu tư
nước ngoài.
Tuy nhiên, một trong
những đề tài trọng tâm vẫn là dự báo như thế nào về
nền kinh tế thế giới trong năm nay, trong bối cảnh nền
kinh tế Mỹ mà theo lời Cục trưởng Dự trữ liên bang Alan
Greenspan phát biểu từ Washington, sẽ suy thoái. Châu Âu có vẻ tự tin, song châu á đang tự hỏi liệu những dự báo đó của Mỹ
có xác thực hay không, bởi lẽ nếu nền kinh tế Mỹ
"sổ mũi", nền kinh tế châu á, vốn nhắm đến thị trường xuất khẩu chủ
yếu là Mỹ, sẽ bị "viêm phổi" ngay, nói theo
cách nói của Mike Moore, - Tổng Giám đốc WTO. ấy thế mà tân chính quyền Bush
đã chẳng cử ai đến dự diễn đàn này.
(VASC theo
báo Thanh niên)
|