,
221
4664
Trung Quốc ngày nay
tqngaynay
/viet_trung/tqngaynay/
684420
Quảng Châu nhật báo - Người khổng lồ tỉnh lẻ
1
Article
4661
Việt Trung
viet_trung
/viet_trung/
,
Trung Hoa báo nghiệp ký sự

Quảng Châu nhật báo - Người khổng lồ tỉnh lẻ

Cập nhật lúc 22:41, Thứ Tư, 20/07/2005 (GMT+7)
,

Ở tỉnh Quảng Đông có 3 tổ hợp báo chí: Dương Thành nhật báo, Nam Phương nhật báo của tỉnh Quảng Đông và Quảng Châu nhật báo của Thành ủy TP Quảng Châu – thủ phủ của tỉnh Quảng Đông. Xét về tính “chủ quản” như ở ta thì Nhân Dân nhật báo là báo trung ương, Dương Thành và Nam Phương là báo cấp tỉnh còn Quảng Châu nhật báo chỉ là báo... cấp thị. Nếu theo phân cấp “báo nhỏ báo lớn”, Quảng Châu nhật báo là báo... loại 3!

>> Văn Hối Tân Dân báo: Tập đoàn kinh tế truyền thông
>> Từ Nhân Dân nhật báo đến Bắc Kinh tập đoàn báo nghiệp

Quy mô - cấp thị,  năng lực - quốc gia

Bà Phó Tổng Biên tập Li Wanfen (đọc theo âm Hán Việt là Lý Uyển Phần) khẳng định: Tập đoàn báo chí Quảng Châu là một trong những tập đoàn báo chí lớn nhất Trung Quốc, được mệnh danh là “lá cờ đầu” trong lĩnh vực báo in. Quả thực, nhìn vào những số liệu thống kê về các chỉ tiêu của Quảng Châu nhật báo cũng đủ thấy sức mạnh của cơ quan báo chí “cấp 3” này: 13 tờ báo, 4 tạp chí, 1 nhà in, 1 nhà XB, 1 trụ sở báo hiện đại, hai khách sạn cao cấp và hàng loạt công ty.

Soạn: AM 490769 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Lãnh đạo báo Sài Gòn giải phóng làm việc với Ban biên tập Quảng Châu nhật báo

Chỉ riêng tờ Quảng Châu nhật báo phát hành bình quân từ 40 - 60 trang khổ lớn đã có số lượng in 1,65 triệu bản/kỳ - là tờ báo có số phát hành cao nhất tại miền Nam và là một trong những tờ báo thuộc hàng số 1 của Trung Hoa đại lục. Theo nhận xét của tờ Businessweek, Asian, đó là tờ báo “có thể đọc được và được coi là tờ báo thành công…”.

Chỉ riêng lực lượng phát hành và quảng cáo của Quảng Châu nhật báo cũng đã rất ấn tượng: 3.000 nhân viên phát hành; gần 200 xe tải vận chuyển báo, mỗi ngày lưu chuyển 4 chuyến báo đến các đại lý phát hành tại những thành phố và các tỉnh thành khác; một trung tâm quảng cáo với hàng trăm nhân viên, được nối kết với các công ty quảng cáo chuyên nghiệp trong việc bán sản phẩm và phát triển, mở rộng thị phần; hơn 150 chuỗi cửa hàng ở Quảng Châu và những thành phố khác thuộc khu vực duyên hải đều là khách hàng thân thiết của Quảng Châu nhật báo trong việc đăng ký mua báo dài hạn và tham gia quảng cáo…

Cũng nhờ vậy, doanh số quảng cáo năm 2003 Quảng Châu nhật báo đạt 1,7062 tỉ nhân dân tệ (hơn 200 triệu USD) và đứng đầu về doanh thu quảng cáo trên báo in liên tục 8 năm liền.

So với Bắc Kinh nhật báo và Văn Hối Tân Dân báo thì Quảng Châu nhật báo thành lập tập đoàn báo chí sớm hơn. Năm 1996, Quảng Châu nhật báo đã thành lập tập đoàn, thì hai năm sau 1998, Văn Hối Tân Dân báo mới lên tập đoàn và 4 năm sau – năm 2000 – mới đến lượt Bắc Kinh nhật báo. Với tốc độ phát triển của kinh tế Trung Quốc thời gian này, Quảng Châu nhật báo đi trước là chiếm được “tiên cơ”.

Hơn nữa, là thủ phủ của Quảng Đông - tỉnh phát triển “nóng” nhất, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất Trung Hoa đại lục - lại ở sát nách đặc khu kinh tế Thẩm Quyến… với “thiên thời, địa lợi” ấy, Quảng Châu nhật báo đã kịp nắm bắt, chuyển động và phát triển trở thành người khổng lồ, dù “thành phần xuất thân” là tờ báo… tỉnh lẻ.

Tầm nhìn doanh nghiệp

Nhìn về cơ ngơi thì Quảng Châu nhật báo kém vẻ đồ sộ, hoành tráng so với Bắc Kinh nhật báo ở Bắc Kinh và Văn Hối Tân Dân báo ở Thượng Hải, tuy nhiên, đó là một tòa soạn chuyên biệt khép kín. Dẫn chúng tôi đi tham quan cơ ngơi của mình, bà Phó Tổng biên tập Lý Uyển Phần tự hào cho biết: Toàn bộ phần diện tích cao nhất của tòa nhà được dùng làm câu lạc bộ cho phóng viên.

Ở đó có phòng họp, phòng ăn, phòng giải trí, phòng tập thể dục thể hình, sân tennis và… vườn hoa, thảm cỏ… Tất cả được thiết kế theo lối kiến trúc châu Âu, rất tiện nghi cho sinh hoạt và cũng là nơi rất lý tưởng để tổ chức những khóa đào tạo, nghỉ mát và thư giãn…

Soạn: AM 490775 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Trước mộ liệt sỹ Phạm Hồng Thái

Cũng như Bắc Kinh và Thượng Hải, mặc dù là một tập đoàn kinh tế đa ngành nghề nhưng các báo đều dành phần diện tích tốt nhất, ở vị trí cao nhất trong tòa cao ốc, làm nơi làm việc và sinh hoạt cho Tòa soạn và phóng viên. Ở Quảng Châu nhật báo, điều này càng được thể hiện rõ hơn: Tất cả phóng viên, biên tập viên (PV, BTV) đều là “phóng viên số hóa” - được trang bị các thiết bị điện tử để làm việc như: máy chụp hình kỹ thuật số, lap tops (máy vi tính xách tay)…và những thiết bị truyền số liệu tốt nhất.

Chúng tôi đã đi tham quan một số phòng làm việc của PV, BTV, Tòa soạn tờ Thể thao nhật báo. Đó là một tòa soạn không có giấy in, tất cả đều được thao tác trên máy, trên mạng, từ việc viết bài, duyệt bài, biên tập, dàn trang… Đội ngũ làm báo chuyên nghiệp của Quảng Châu nhật báo đều rất trẻ.

Bà Phó Tổng biên tập cho biết, hơn 300 phóng viên và biên tập viên có độ tuổi từ 27 –28, trình độ tối thiểu là cử nhân. Ngay như chủ biên một tờ như tờ Thể thao nhật báo cũng mới chỉ ngoài 30…

Vấn đề đào tạo đội ngũ PV, BTV luôn được các nhà quản lý coi trọng. Hàng năm, thông qua các tổ chức hợp tác, trao đổi quốc tế, Tập đoàn đều đặn cho các cán bộ PV,BTV của mình đi học tập ở nước ngoài. Ngoài ra, Tập đoàn còn tổ chức các lớp học, mời các chuyên gia trong nước và quốc tế đến huấn luyện và trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ …

Trong mục tiêu phát triển của Tập đoàn, các nhà lãnh đạo Quảng Châu nhật báo xác định: “ phải nâng cấp và cải tiến nhiều hơn nữa, mở rộng thị trường phát hành, nghiên cứu mô hình báo chí tiến bộ trên thế giới, nhất là về việc hoàn thiện những thiết bị kỹ thuật, tiêu chuẩn quản lý, hiệu quả công việc và lợi nhuận kinh tế…”. Đó là tư duy cần thiết của một doanh nghiệp hoạt động trong “cơ chế thị trường” nhưng lại rất xa lạ với những nhà quản lý báo chí bao cấp!

Sự ưu tiên trong định hướng tồn tại và phát triển của Tập đoàn Quảng Châu nhật báo bắt đầu từ đâu? – Từ bạn đọc, từ thị trường… - Bà Phó Tổng Biên tập Quảng Châu nhật báo khẳng định ngay sau khi chúng tôi đặt câu hỏi. – Vậy còn vai trò của quản lý Nhà nước? - Về kinh tế, thời “bao cấp” thì có.

Nhưng từ khi Chính phủ Trung Quốc chủ trương không bao cấp cho báo chí nữa, đã có hàng ngàn tờ báo phải đóng cửa vì không tự nuôi nổi mình nhưng cũng có nhiều tờ báo đứng được và ngày càng phát triển lớn mạnh – Bà Phó Tổng Biên tập khẳng định. Có khi nào bà cảm thấy mâu thuẫn giữa “cơ chế chủ quản” với sức ép của thị trường? – Không có điều đó. Báo chí, cũng như mọi hoạt động xã hội khác, đều phải tuân thủ pháp luật. Nhưng trong thị trường, báo chí cũng là một loại hàng hóa, cho dù là hàng hóa đặc biệt. Đã là “hàng hóa” thì phải có đối tượng sử dụng, có thị phần.

Làm thế nào để có thêm bạn đọc, mở rộng thị phần, phát triển tờ báo là quyền tự chủ tuyệt đối của ban lãnh đạo Tập đoàn… Điều này cũng là mong muốn của cơ quan chủ quản. Quảng Châu nhật báo đã vận động và phát triển theo định hướng đó…

Theo dự báo của Hiệp hội báo chí thế giới (WAN), Trung Quốc có thị trường phát hành báo chí lớn nhất thế giới và trong những năm gần đây, mặc dù Chính phủ đóng cửa hàng ngàn tờ báo sống bằng bao cấp, thị trường ấn phẩm không những không bị giảm thiểu mà còn phát triển mạnh. Và tương lai trong một số năm tới, báo chí Trung Quốc, nhất là báo in, sẽ còn tiếp tục phát triển “qua mặt” một số thị trường báo chí lớn trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc… Chúng tôi đã đi, thấy, cảm nhận rõ điều đó. Và... trông người lại ngẫm đến ta!

  • Nguyễn Đức (SGGP)

,

Tin khác

Tin khác của 'Trung Quốc ngày nay'

,
,