,
221
5641
Vinh danh nước việt
vinhdanhnuocviet
/vinhdanhnuocviet/
904402
Gặp gỡ trước thềm Vinh danh 2007
1
Article
null
,

Gặp gỡ trước thềm Vinh danh 2007

Cập nhật lúc 18:39, Chủ Nhật, 04/03/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Trước thềm Vinh danh nước Việt 2007 "Hòa hợp để Việt Nam bay lên", Việt kiều chia sẻ những cảm xúc và suy tư.

Chỉ chưa đầy 1 tiếng nữa, Vinh danh nước Việt 2007 sẽ diễn ra tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi vinh danh những người học hành đỗ đạt trong khoa cử thời xưa. 11 trong số 17 người Việt xa xứ từ khắp 5 châu đã về nước tham dự lễ trao tặng "Vinh danh nước Việt 2007". Họ gặp gỡ, trò chuyện và chia sẻ những niềm vui chung về sự đánh giá, ghi nhận của trong nước đồng thời bày tỏ những suy tư về vấn đề "hòa hợp dân tộc", tâm điểm của "Vinh danh nước Việt" năm nay.

Linh mục Nguyễn Đình Thi (trái). Ảnh: LAD

Linh mục Nguyễn Đình Thi, (Việt kiều Pháp), "người nổi tiếng trên bờ sông Seine cũng như trên bờ sông Cửu Long, một người tinh thần thì ở Pháp nhưng trái tim lại ở Việt Nam", một nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, người nhiệt thành với triết lý hành động như cảm nhận của GS Piere Richard Feray, GĐ Trung tâm nghiên cứu liên ngành về ĐNA và vùng bán đảo Ấn Độ - Pháp, đã bày tỏ niềm xúc động và vinh dự trước tin được vinh danh. Đức cha nói, với cha, đó không phải chỉ là sự ghi nhận. "Đó là lời kêu gọi, mời gọi những người như cha phải làm nhiều hơn cho đất nước". "Sự đóng góp của chúng tôi mới chỉ như một giọt nước trong biển lớn so với đóng góp cho cả dân tộc này".

Đức cha nói thêm "đây không phải là món quà cho đóng góp cá nhân, mà là món quà ghi nhận công lao của Hội Huynh đệ Á - Âu trong suốt 40 năm hoạt động âm thầm cho dân tộc. Tôi chỉ là người nhận thay cho tất cả".

Bàn về vấn đề "Hòa hợp để Việt Nam bay lên", Đức cha nói "hòa hợp là vấn đề rất cơ bản. Phải nhẹ gánh mới bay được. Sự phân biệt, định kiến, những mâu thuẫn sẽ làm nặng gánh, kiềm chân, níu giữ không thể bay cao". "VN đã thực hiện hòa hợp mấy năm nay nhưng cần cố gắng hơn nữa". 

Hòa hợp, hòa giải phải đặt ra đối với từng vấn đề, từng con người cụ thể. Có thể có những sự khác biệt về chính trị, về tôn giáo, về xã hội... Với thời gian, tất cả đã rõ ràng rồi. "Điều quan trọng là mọi người đều là dân Việt Nam. Ai cũng muốn Việt Nam mình lớn mạnh, người Việt Nam mình hạnh phúc". 

"Trong hoàn cảnh nhất định, có thể ai đó đã có những chọn lựa lịch sử không hoàn toàn như ý muốn. Phải chấp nhận điều đó và thông cảm cho nhau. Khép lại quá khứ là như vậy", Đức cha nói. 

Như người ta vẫn nói "con năng đi lại mẹ thầy năng thương", chỉ cần thường xuyên tiếp xúc, thường xuyên trao đổi, và cho phép mỗi người tự do phát biểu, mọi ấm ức trong lòng nói hết... thì tất sẽ hòa giải nhanh chóng. Nhiều khi hận thù có thể hóa giải chỉ bằng một nụ cười, một câu xin lỗi chân thành.

"Vinh danh nước Việt theo chúng tôi chính làm cho cái tên VN được bạn bè quốc tế biết đến với sự yêu quí".

Vui mừng vì gặp lại người bạn "nối khố" đã lâu không gặp (GS Thái Thị Kim Lan) cũng được Vinh danh lần này,  GS-TS Huỳnh Hữu Tuệ (Việt kiều Canada) chia sẻ: "Những người vinh danh năm nay, có người tôi biết, có người chưa biết. Và có rất nhiều người có tài, có tâm và có tầm rất đáng được vinh danh vẫn chưa có tên". 

Ông chia sẻ mối trăn trở "hình như trong danh sách vinh danh thời gian qua chỉ gồm những người xuất thân từ phong trào, không có ai ở phe đối lập trong quá khứ và có những đóng góp nhất định ở Việt Nam. Nhưng, Vinh danh nước Việt theo chúng tôi chính là vinh danh, ghi nhận những người Việt Nam làm rạng danh đất nước, làm cho cái tên Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến với sự yêu quí". Và ông hy vọng chương trình sẽ đi đầu trong việc xóa bỏ những định kiến, hòa hợp và hòa giải dân tộc theo nghĩa đó.

Vì không kịp thu xếp công việc để trở về được, nhưng, ngay trước thềm Vinh danh, GS-TS Nguyễn Văn Chuyển (Việt kiều Nhật) đã "mail" về nhắn gửi, rằng với ông, việc được bầu chọn vinh danh "là một hân hạnh". "Việc Vinh danh có tác dụng tốt trong việc tìm những người có khả năng để giúp đất nước". Tuy nhiên, theo Giáo sư Chuyển, "đó là một công việc rất khó, rất tế nhị, cần phải được làm tốt. Bởi nếu làm không khéo, sẽ mất hết ý nghĩa".

Ông nói, "là một người VN như nhiều người khác, tôi luôn nghĩ tới đất nước, đã và đang cố gắng góp một phần rất nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước". Và "dù được Vinh danh hay không, thì đó cũng là những việc tôi làm", và theo ông, đó là cách suy nghĩ chung của nhiều người Việt, dù trong hay ngoài nước. 

  • Phương Loan

,

Tin khác

,
,