Vào WTO, lao động ngành nào sẽ bị sắp xếp lại
Ngành ngoại thương: sói đến rồi! "Sói đến thật rồi, thật may mắn chúng ta vẫn chưa chết, chúng ta còn cơ hội xuất chiêu!”
Ưu thế bao năm dần tan biến
Buổi rút thăm đợt 2 Chương trình Phiên 8 đàm phán gia nhập WTO dự kiến sẽ diễn ra vào quý II năm nay. Ảnh minh hoạ. |
Vài năm gần đây, các công ty trong ngành ngoại thương hay than thở công việc làm ăn ngày một khó khăn. Ngày trước kinh doanh độc quyền, một mình bán, một mình mua, 90% lợi nhuận nộp cho Nhà nước. Bây giờ các DN tự hạch toán lãi lỗ, sự khác biệt quả là quá lớn. Số DN quen ăn “bổng lộc vua” mắc nợ chồng chất ngày càng nhiều. Các DN này không còn được cho vay vốn kịp thời như xưa dẫn đến thiếu vốn kinh doanh, hoạt động kinh doanh ngày càng bị thu hẹp. Uy tín mấy mươi năm rồi thị trường, nhân tài cũng dần biến mất.
Sau khi gia nhập WTO, bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào cũng có quyền thành lập công ty tại Trung Quốc, trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất nên các công ty môi giới ngoại thương khó còn chỗ đứng.
Trong vòng 3 năm, Trung Quốc phải thả lỏng hoàn toàn quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, chuyển từ cơ chế cấp xét sang cơ chế đăng ký theo luật định. Nghĩa là, hàng ngàn hàng vạn văn phòng đại diện các công ty nước ngoài sẽ trở thành công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hợp pháp. Họ có rất nhiều thực lực như khách hàng, mạng lưới tiêu thụ, kinh nghiệm phong phú và nguồn vốn mạnh… Nói chung ngành ngoại thương của Trung Quốc sẽ phát triển mạnh. Có điều, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tỷ trọng phần đóng góp của các DN xuất nhập khẩu nội địa sẽ giảm mạnh.
Nhân viên trong các công ty ngoại thương quốc doanh sẽ đua nhau “nhảy cóc”
Do cơ chế quản lý của các DN ngoại thương quốc doanh tồn tại nhiều bất cập, trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch sang cơ chế kinh tế thị trường lại chưa có những ràng buộc pháp luật thích ứng, khách hàng nước ngoài do các cá nhân trong nội bộ công ty tự liên hệ nên hiện tượng hối lộ, cùng nhau cấu kết biển thủ tiền ngân hàng hoặc tiền hàng của công ty rất hay xảy ra. Các nhân viên ở các công ty sau khi gom được một mớ rủng rỉnh, để tránh bị liên lụy về sau đua nhau “nhảy cóc” tìm chỗ trú thân khác.
Cơ chế xuất nhập khẩu ủy thác liệu có đi vào ngõ cụt?
Câu trả lời là không.
Sau khi gia nhập WTO không phải toàn bộ các DN sản xuất đều tự làm xuất khẩu. Công ty nước ngoài có vào đi chăng nữa cũng cần phải cân nhắc hiệu quả, không phải công ty nào cũng làm dịch vụ ngoại thương. Tương tự, các DN vừa và nhỏ của Trung Quốc muốn xuất khẩu cũng cân nhắc vấn đề hiệu quả giá thành, vì vậy cơ chế ủy thác vẫn còn chỗ sống. Các công ty làm dịch vụ ngoại thương chuyên nghiệp có thể thiết lập mối quan hệ ổn định, lâu dài với các DN vừa và nhỏ có ý định xuất khẩu, giúp mạng lưới nội địa hòa nhập dễ dàng với mạng lưới quốc tế.
Một số chuyên gia đề nghị, cơ chế công ty ngoại thương quốc doanh cần từng bước chuyển hướng sang cơ chế DN ngoại thương dân doanh.
(Còn tiếp)
Nguồn: WTO và cuộc mưu sinh của người Trung Quốc (Tác giả: Thôi Lệ Kim)